Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 54-55 tỉ USD năm 2024

Phan Anh |

Năm 2023, ngành nông nghiệp gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật. Đáng chú ý toàn ngành tăng trưởng 3,83%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Phùng Đức Tiến đã có những chia sẻ về triển vọng phát triển ngành nông nghiệp năm 2024.

Đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,0-3,5%.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đánh giá lại những kết quả trên, từ nguyên nhân đến những tồn tại hạn chế để đưa ra các giải pháp phù hợp để năm 2024 tăng trưởng, năm 2025 về đích, đạt đúng mục tiêu của Nghị quyết Trung ương Đảng khóa XII về nông nghiệp nông dân nông thôn.

Năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt 5,69 tỉ USD, tăng 69,2%. Đây là tiềm năng lợi thế về rau quả, trong đó có những đóng góp tích cực của mặt hàng sầu riêng. Diện tích sầu riêng là 112 nghìn ha có thể cho thu hoạch khoảng 400 nghìn tấn. Nhưng chúng ta mới chỉ thu hoạch ở diện tích hơn 60 nghìn ha, phần còn lại đang thiết kế cơ bản năm tới sẽ được thu hoạch.

Năm 2023 xuất khẩu sầu riêng đạt trên 2,2 tỉ USD, nếu thời gian tới ký kết được Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc được hoàn tất, giá trị sầu riêng sẽ tăng lên. Ngoài ra, nếu các giải pháp về hạ tầng được giải quyết, đó là cửa khẩu thông minh, đường sắt, đường bộ kết nối, thống nhất kiểm dịch, khắc phục thủ tục hành chính và mã đóng gói thì sản lượng rau quả còn nhiều tiềm năng, lợi thế để tăng trưởng trong năm 2024.

Tuy đạt nhiều thành tích nổi bật trong năm 2023, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự báo trong năm 2024 nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: Giá vật tư nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn ở mức cao, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; mưa lũ diễn biến bất thường, nắng nóng gay gắt hơn, nguy cơ hạn hán, thiếu nước nặng nề do tác động của El Nino…; đặc biệt là tác động từ xung đột, bất ổn của thế giới.

Dù vậy, ngành nông nghiệp vẫn đặt mục tiêu phát triển với các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,0-3,5%. Trong đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt tăng 2,0-2,2%; chăn nuôi là 4,0-5,0%; thủy sản là 3,7-4%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 54-55 tỉ USD. Tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 80%. Tỉ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 42,02%, nâng cao chất lượng rừng; tốc độ tăng giá trị sản xuất của lâm nghiệp là 5,0-5,5%. Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 58%. Tỉ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới 82%.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu

Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho biết, để đạt được những mục tiêu đề ra, tới đây ngành nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn; nông nghiệp bền vững, minh bạch và có trách nhiệm. Ảnh minh họa: Phan Anh
Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho biết, để đạt được những mục tiêu đề ra, tới đây ngành nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn; nông nghiệp bền vững, minh bạch và có trách nhiệm. Ảnh minh họa: Phan Anh

Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng của năm ở mức cao nhất. Phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản cả trong nước và xuất khẩu. Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm chuỗi cung ứng thị trường trong nước.

Về thị trường, đối với thị trường Trung Quốc, các nghị định đã từng bước được ký kết, Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn. Cụ thể, lợi thế về hạ tầng, có trao đổi hai chiều thuận lợi hơn, cắt giảm thủ tục hành chính để kiểm dịch thực vật được nhanh hơn và tốt hơn, chính xác hơn…

Ngoài ra, các mặt hàng khác cũng đang rất tiềm năng là dừa và yến tươi có cơ cấu thị trường với Trung Quốc rất lớn.

Thời gian tới, chăn nuôi phải tăng tốc, lâm nghiệp và các sản phẩm khác cũng đều phải phát huy đồng bộ. Tất cả các dòng sông cùng chảy thì Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu xuất khẩu năm 2024 đề ra với sản lượng, giá trị lớn hơn năm 2023.

Phan Anh
TIN LIÊN QUAN

Khó khăn bủa vây, ngành nông nghiệp vẫn bứt phá trong năm 2023

Phan Anh |

Năm 2023, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện thế nào?

Thạch Lam (T/H) |

Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.

Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp tối đa là bao nhiêu

Thạch Lam (T/H) |

Tại Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.

Hình ảnh vợ chồng địu con giữa nước lũ là dàn dựng câu view

Lam Thanh |

Hà Giang - Bức ảnh cặp vợ chồng địu con nhỏ sơ tán giữa dòng nước lũ thực chất chỉ để làm content câu view.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ

Vương Trần |

Đại tướng Phan Văn Giang đã gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân và dân quân tự vệ đang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng

PHẠM ĐÔNG |

Ông Phạm Minh Hà và ông Nguyễn Việt Hùng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên từ Australia về Việt Nam

Phạm Huyền |

Chính phủ Australia công bố cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD nhằm ứng phó với các thiệt hại do siêu bão Yagi gây ra.

Phê chuẩn ông Trần Hồng Thái giữ chức Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đối với ông Trần Hồng Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.