Nghệ An thúc đẩy 6 nhóm sản phẩm OCOP ra thị trường

QUANG ĐẠI |

Nghệ An đặt mục tiêu đến hết năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 650 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên.

Đến nay, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại Nghệ An có sự phát triển khá ấn tượng.

Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 403 sản phẩm được xếp hạng đạt OCOP 3 sao trở lên, chiếm 4,6% số sản phẩm đạt hạng sao cả nước.

Đặc sản bò giàng Kỳ Sơn, sản phẩm OCOP nổi tiếng của Nghệ An. Ảnh: Quang Đại
Đặc sản bò giàng Kỳ Sơn, sản phẩm OCOP nổi tiếng của Nghệ An. Ảnh: Quang Đại

Các sản phẩm được phân theo 6 nhóm, gồm: Nhóm thực phẩm; Nhóm đồ uống; Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu; Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ; Nhóm sinh vật cảnh; Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

Chương trình góp phần tạo công ăn việc làm cho người nông dân, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, phát triển các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho cộng đồng.

Việc triển khai Chương trình OCOP đã góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện về cơ chế chính sách, gắn kết 4 nhà “Nhà nước – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học – Nhà nông”.

Nhiều năm qua, Nghệ An đã chủ động triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ thể đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP, rõ nhất là thông qua những cơ chế, chính sách thiết thực hỗ trợ về đầu tư, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm…

Trên cơ sở thực tế, Nghệ An xác định mục tiêu đến hết năm 2025 phấn đấu toàn tỉnh có ít nhất 650 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 4 sản phẩm đạt hạng 5 sao. Củng cố và nâng cấp ít nhất 30% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng tương đương 134 sản phẩm; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, mỗi huyện có 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình OCOP tại Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn.

Cụ thể, việc đưa sản phẩm OCOP vào chuỗi hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tự chọn còn gặp nhiều khó khăn do số lượng không nhiều, thường xuyên bị đứt gãy chuỗi cung ứng.

Một số địa phương còn lúng túng trong cách làm, xác định lợi thế, tiềm năng và chủ thể sản xuất, mới chỉ tập trung vào hoàn thiện các sản phẩm đã có, chưa quan tâm nhiều đến phát triển các sản phẩm mới gắn với vùng nguyên liệu, đặc biệt là các sản phẩm làng nghề truyền thống.

Thông tin về chương trình OCOP được đánh giá cũng chưa đủ phong phủ. “Do chủ yếu là sản phẩm đặc hữu vùng miền, sản xuất, chế biến với quy mô nhỏ lẻ, nên bên cạnh việc không có khối lượng sản phẩm lớn, giá thành của sản phẩm còn cao, chưa có thương hiệu, chưa chuyên nghiệp trong khâu phân phối, tiếp thị... là hạn chế chung của các sản phẩm OCOP của cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng” – nhà nghiên cứu Bùi Minh Hào (Nghệ An) nhận định.

Theo ông Bùi Minh Hào, để đạt được mục tiêu đưa sản phẩm OCOP có chỗ đứng bền vững trên thị trường, Nghệ An cần tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng; chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường.

Đồng thời cần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP; quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu; xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP; nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình; tăng cường chuyển đổi số; xây dựng các mô hình để nhân rộng tạo động lực phát triển sản phẩm.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

1.000 suất học bổng trị giá 5 tỉ đồng đến với học sinh Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Quỹ học bổng “Cùng bạn đến trường" của nhà tài trợ Ecopark  sẽ trao tặng 1.000 suất học bổng với tổng giá trị 5 tỉ đồng cho học sinh Nghệ An trong năm học 2023-2024.

Nghệ An: Người dân thấp thỏm sống trong những căn hộ chung cư cũ nát

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Đến nay, việc triển khai các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ nát trên địa bàn thành phố Vinh vẫn chưa hoàn thành.

Nghệ An: Dự án cao tốc Bắc Nam nguy cơ chậm tiến độ vì 1 hộ dân

QUANG ĐẠI |

Cho rằng việc thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam làm nứt nhà, một hộ dân ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã liên tục ngăn cản việc thi công trong nhiều tháng qua làm dự án trọng điểm này đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

PHẠM ĐÔNG |

Cụ bà Đặng Bích Hà - phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đời ngày 17.9, hưởng thọ 96 tuổi.

Gia hạn xác minh vụ luận án tiến sĩ bị tố đạo văn

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Đại học Huế vừa có thông báo liên quan đến vụ việc luận án tiến sĩ của trưởng phòng nghiên cứu khoa học bị tố đạo văn.

Cháy nhà trong ngõ nhỏ tại Cầu Giấy, khói cao hàng chục mét

KHÁNH AN |

Đám cháy xảy ra vào khoảng 12h trưa 17.9, tại một nhà dân trong ngõ 58 Trần Bình (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội).

Kiên quyết giải phóng mặt bằng thực hiện cao tốc Bắc - Nam

CÔNG SÁNG |

UBND huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) sẽ tiến hành cưỡng chế nếu các hộ dân không thực hiện đúng quy định, phương án giải phóng mặt bằng.

Giám định nguyên nhân, phân định trách nhiệm vụ sập cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND tỉnh Phú Thọ về việc giải quyết sự cố công trình cầu Phong Châu.