Người dân miền núi Quảng Bình thoát nghèo từ mật ong

CÔNG SÁNG |

Huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình hiện có nghề nuôi ong lấy mật mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nỗ lực để sản phẩm được biết đến nhiều hơn, tiêu thụ rộng rãi và nghề mật ong này.

Mùa con ong đi lấy mật

“Trang trại” nuôi ong của ông Đinh Văn Thiên ở thôn Cầu Lợi (xã Xuân Hóa) được đặt ở sau vườn nhà, dưới những tán cây mát mẻ và gần khu rừng. Từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm, cây cối đơm hoa rực rỡ, cũng là “mùa” những con ong chăm chỉ lấy mật.

Nhiều năm trước, ông Thiên làm nghề lấy mật ong rừng. Trong một lần huyện có chương trình tập huấn dạy nghề nuôi ong mật, ông Thiên đã đăng ký tham gia và trở thành một trong những hộ nuôi thí điểm mô hình lúc đó.

Nuôi thử vài tổ ong, cảm thấy công việc cũng không quá nặng nhọc, chi phí đầu tư không cao, cùng với đó là sản phẩm mật ong luôn được khách hàng mua quanh năm. Vì vậy, ông Thiên đã dần dần tăng thêm số lượng, đến nay, đã đạt con số 100 tổ ong. Trung bình mỗi năm, gia đình ông thu được hơn một tấn ong mật, cho lợi nhuận từ 200-250 triệu đồng/năm. Nghề nuôi ong cũng trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình.

Nhờ mật ong, ông Thiên thu lợi nhuận từ 200-250 triệu đồng/năm. Ảnh: Công Sáng
Nhờ mật ong, ông Thiên thu lợi nhuận từ 200-250 triệu đồng/năm. Ảnh: Công Sáng

“Nghề này cần cẩn thận và nắm rõ kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra chăm sóc để ong khỏe mạnh thì sẽ cho ra nhiều mật. Đây cũng là loài nhạy cảm, chỉ sống trong môi trường tự nhiên sạch sẽ, không hóa chất, nguồn nước sạch… Mình nắm rõ thì công việc đều thuận lợi, lượng mật cho được cũng ổn định” - ông Đinh Văn Thiên chia sẻ.

Được biết, hiện nay, xã Xuân Hóa có 68 hộ nuôi ong ở tất cả 7 thôn với trên 1.713 đàn. Mỗi năm, thu được khoảng hơn 14 tấn mật, cho tổng thu nhập khoảng 1,7 tỉ đồng. Là xã có nhiều hộ gia đình nuôi ong lấy mật nhất của huyện.

Tại xã Hóa Sơn, HTX Nông nghiệp Hóa Sơn đã “chuẩn hóa” quy trình nuôi ong mật ngay từ các khâu để cho ra sản phẩm chất lượng. Bà con hội viên cam kết thực hiện từ chọn giống, nhân đàn, sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên, công tác sơ chế, lóng lọc… Vì vậy, sản phẩm mật ong của HTX đã được UBND huyện Minh Hóa đánh giá, xếp hạng sản phẩm đạt 3 sao OCOP cấp huyện.

Đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay, trên địa bàn huyện Minh Hóa có hơn 6.160 đàn ong được nuôi ở 13/15 xã, thị trấn. Trong đó, nuôi tập trung nhiều nhất là ở các xã: Xuân Hóa, Hóa Hợp, Hồng Hóa, Hóa Phúc và thị trấn Quy Đạt. Tổng sản lượng mật thu hoạch năm 2023 đạt hơn 600 tấn.

Có thể nói, nghề nuôi ong trên địa bàn huyện đã có từ rất lâu, góp phần rất lớn trong việc nâng cao đời sống kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Mật ong Minh Hóa” cho Hội nuôi ong huyện Minh Hóa. Việc bảo hộ thành công nhãn hiệu sản phẩm này sẽ giúp Hội nuôi ong huyện Minh Hóa thuận lợi khi quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.

Nhiều người ở huyện Minh Hóa thoát nghèo nhờ mật ong. Ảnh: Công Sáng
Nhiều người ở huyện Minh Hóa thoát nghèo nhờ mật ong. Ảnh: Công Sáng

Tuy nhiên, sản phẩm mật ong của huyện Minh Hóa vẫn chưa được thị trường biết đến rộng rãi. Việc tiêu thụ sản phẩm mật ong trên địa bàn đều tự mỗi hộ tìm kiếm đầu ra. Kèm theo đó, giá cả cũng dao động và không ổn định, so với những sản phẩm mật ong có chứng nhận và đạt OCOP thì giá thành còn thấp.

Bà Trương Thị Thanh Bê - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Minh Hóa - cho biết, toàn huyện có số lượng đàn ong lớn, cho ra sản lượng nhiều và chất lượng mật tốt, nhưng việc xây dựng thương hiệu cũng như tiêu thụ vẫn còn chưa cao, chưa được chú trọng.

“Chúng tôi đang tích cực vận động người dân đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, phòng cũng sẽ tìm kiếm, kết nối với các đơn vị để bao tiêu đầu ra cho sản phẩm mật ong” - bà Bê nói.

CÔNG SÁNG
TIN LIÊN QUAN

Mật ong có giúp hạ nồng độ axit uric trong máu?

NHÓM PV |

Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng khuẩn có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người có nồng độ axit uric trong máu cao, việc sử dụng mật ong cần phải cân nhắc.

Axit uric cao nên sử dụng mật ong như thế nào để an toàn với sức khỏe?

Thùy Dung (T/H) |

Người có axit uric nên tuân thủ các nguyên tắc sử dụng mật ong để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cây đa "siêu mật ong" giữa rừng Tây Bắc

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Một cây đa "siêu mật ong" tại Điện Biên cao khoảng 50m và có hơn 130 tổ ong, mỗi năm cho thu hoạch hàng tấn mật ong rừng nguyên chất.

Tàn dư bão Yagi hồi sinh, đang hướng thẳng tới Ấn Độ

Thanh Hà |

Bão Yagi, cơn bão số 3 ở Biển Đông gây thiệt hại nặng nề ở Việt Nam, dự báo mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn ở Ấn Độ trong tuần tới.

Khách Tây xắn tay dọn dẹp đường phố Hà Nội sau bão Yagi

Nguyễn Đạt |

Khi hậu quả của bão số 3 Yagi còn hiện hữu, chương trình tình nguyện dọn dẹp đường phố Hà Nội thu hút sự tham gia của du khách quốc tế và người dân.

Giá vàng hôm nay 15.9: Lỗ nặng tới 2 triệu chỉ sau một tuần

Khương Duy (T/H) |

Giá vàng hôm nay 15.9: Sau một tuần mua vàng, nhà đầu tư trong nước lỗ tới 2 triệu đồng.

Tuyên Quang xét nghiệm nước gấp, nghi vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Việt Bắc |

Tỉnh Tuyên Quang đã lấy mẫu nước suối tại một số xã ở huyện (Chiêm Hóa) để xét nghiệm sau thông tin nghi vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở An Giang, Hà Giang, Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang và nhiều cán bộ bị kỷ luật... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (9.9-14.9).