Nguy cơ thiếu xăng dầu khi Nghi Sơn giảm công suất: PVN lên tiếng

Cường Ngô |

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm công suất và có thể dừng hoạt động từ giữa tháng 2.2022 khiến các đầu mối xăng dầu lớn lo thiếu nguồn cung cho thị trường nội địa, chiều 26.1, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã chính thức lên tiếng.

Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đang phải cắt giảm công suất từ 105% xuống còn 80% vì thiếu nguồn tiền khi PVN chưa thực hiện một số nghĩa vụ tài chính với nhà máy này, khiến việc nhập dầu thô cho sản xuất bị gián đoạn. Với thị phần nguồn cung khoảng hơn 35%, Lọc hoá dầu Nghi Sơn giảm công suất, hoặc xấu hơn là có thể dừng sản xuất, sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung xăng, dầu trong nước.

Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với vai trò nước chủ nhà, đơn vị này đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo các cam kết, và đã liên tục có nhiều văn bản, ý kiến đóng góp nhằm thúc đẩy tiến độ dự án, cải thiện công tác quản lý quản trị nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn.

Tuy nhiên, do dự án được đưa vào vận hành thương mại trong bối cảnh toàn thế giới có xu thế dịch chuyển nguồn năng lượng mạnh mẽ (năng lượng tái tạo, thay thế động cơ đốt trong bằng động cơ điện nên nhu cầu xăng dầu giảm), thị trường biến động bất lợi, biên lợi nhuận chế biến của ngành lọc dầu giảm mạnh và tác động của dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của dự án.

Bên cạnh đó, công tác quản trị của do phía nước ngoài điều hành còn nhiều bất cập cũng đã góp phần vào các khó khăn về tài chính hiện nay của Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn.

Do đó, việc tái cấu trúc tổng thể Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn là nhu cầu cần thiết và cấp bách. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán với các bên góp vốn nước ngoài về nội dung tái cấu trúc tổng thể Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn.

Một góc liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn. (Ảnh: TTXVN).
Một góc liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn. (Ảnh: TTXVN).

Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong thời gian gần đây, có thông tin về việc Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn phải hủy nhập 2 tàu dầu thô trong tháng 1.2022 và đối diện với nguy cơ dừng hoạt động vào ngày 13.2.2022 do khó khăn nghiêm trọng về tài chính, bắt nguồn từ việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chưa phê duyệt gia hạn thỏa thuận (RPA) và thanh toán sớm (EP) Hợp đồng FPOA.

Tuy nhiên, thực chất theo điều lệ công ty, Ban điều hành NSRP phải chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm công tác nhập dầu thô và công suất vận hành Nhà máy…

Việc Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn tự ý hủy nhập 2 chuyến tàu dầu thô dẫn đến nguy cơ dừng hoạt động nhà máy hoàn toàn thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban điều hành Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn, không liên quan tới việc phê duyệt gia hạn RPA và EP. Các vấn đề về RPA và EP là các nội dung nằm trong phương án tái cấu trúc tổng thể NSRP và đang trong quá trình đàm phán.

"Chúng tôi đang nỗ lực đàm phán, thuyết phục và thống nhất với các bên góp vốn nước ngoài về giải pháp tái cấu trúc tổng thể NSRP nhằm duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả Công ty cũng như đảm bảo quyền lợi của Tập đoàn và phía Việt Nam", Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho hay.

Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn là Công ty liên doanh được thành lập vào tháng 4.2008 do bốn thành viên góp vốn, bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, công ty Dầu khí quốc tế Cô oét, công ty Idemisui Kosan Nhật Bản và công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam góp vốn 25,1%.

Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn chính thức đi vào vận hành thương mại từ ngày 14.11.2018 và đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư. Đến nay, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đang hoạt động tương đối ổn định, sản xuất và xuất bán các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Nếu Nghi Sơn tạm dừng hoạt động, thị trường xăng dầu miền Bắc rất khó khăn

Cường Ngô |

Trao đổi với Lao Động, một quan chức Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, nếu Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn phải tạm dừng hoạt động, thì nguồn cung xăng dầu cho các doanh nghiệp, thương nhân ở toàn miền Bắc sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực Bắc Trung Bộ.

Giá xăng dầu có thể tăng rất mạnh vào ngày mai

Anh Tuấn |

Theo nhận định của doanh nghiệp, trong kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày mai (21.1), nếu cơ quan điều hành chưa can thiệp mạnh bằng Quỹ Bình ổn xăng dầu, giá bán lẻ xăng tăng khoảng 700 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu tăng mạnh hơn khoảng 900 đến 1.000 đồng/lít.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh

Cường Ngô |

Từ 15h chiều 11.1, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 600 đồng, RON 95 tăng 580 đồng và dầu tăng 620-660 đồng một lít, kg.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.

Nếu Nghi Sơn tạm dừng hoạt động, thị trường xăng dầu miền Bắc rất khó khăn

Cường Ngô |

Trao đổi với Lao Động, một quan chức Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, nếu Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn phải tạm dừng hoạt động, thì nguồn cung xăng dầu cho các doanh nghiệp, thương nhân ở toàn miền Bắc sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực Bắc Trung Bộ.

Giá xăng dầu có thể tăng rất mạnh vào ngày mai

Anh Tuấn |

Theo nhận định của doanh nghiệp, trong kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày mai (21.1), nếu cơ quan điều hành chưa can thiệp mạnh bằng Quỹ Bình ổn xăng dầu, giá bán lẻ xăng tăng khoảng 700 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu tăng mạnh hơn khoảng 900 đến 1.000 đồng/lít.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh

Cường Ngô |

Từ 15h chiều 11.1, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 600 đồng, RON 95 tăng 580 đồng và dầu tăng 620-660 đồng một lít, kg.