Nhân lực công nghệ mới: Trông chờ Nhà nước hay kỳ vọng doanh nghiệp?

Thế Lâm |

Nguồn nhân lực công nghệ mới tại Việt Nam được cho là đang rất thiếu so với nhu cầu tuyển dụng dù mức lương cho các kỹ sư về AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn), IoT (Internet vạn vật), ML (học máy)… khá cao.

Khát nhân lực công nghệ mới

Không phải thời điểm này mà từ năm 2019, tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo (AI4VN) được tổ chức tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp tham gia đều bày tỏ rằng đang rất cần và thiếu nhân lực công nghệ mới về AI, Big Data, ML..

Thậm chí có một doanh nghiệp còn cho biết, phải “đỏ mắt” tìm kiếm săn đầu người trong 4 năm chỉ mới có được 3 nhân lực về AI.

Cũng năm đó, TopDev – một tổ chức chuyên khảo sát và nghiên cứu về nguồn nhân lực và việc làm, đã đưa ra một báo cáo, trong đó cho biết mức lương trung bình đối với kỹ sư phát triển phần mềm liên quan đến AI khoảng 1.844USD/tháng, tương đương khoảng 500 triệu đồng/năm.

Thế nhưng với mức lương này, doanh nghiệp vẫn khó tìm đủ nhân lực vì số lượng trên thị trường hiện rất giới hạn.

Từ đó tới nay, khoảng một năm rưỡi đã trôi qua, nhưng nguồn nhân lực công nghệ mới vẫn không đáp ứng nhu cầu về số lượng.

Ông Lâm Nguyễn Hải Long – Giám đốc Công ty phát triển Công viên phần mềm Quang Trung – cho rằng: “Đội ngũ nhân lực trẻ của Việt Nam nắm bắt khá nhanh nhạy các công nghệ mới so với mặt bằng chung Đông Nam Á. Tuy nhiên, nguồn nhân lực công nghệ mới của Việt Nam có số lượng còn rất ít”.

Thúc đẩy từ đâu?

Một điều hiển nhiên là, muốn thúc đẩy các công nghệ mới để giành ưu thế cho nền sản xuất công nghiệp và thị trường, chỉ có một con đường là tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng và đáp ứng đủ về số lượng.

Để giải quyết “cơn khát” nhân lực công nghệ mới hiện nay, theo tiến sĩ Ngô Võ Kế Thành – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTPLab), một trong những giải pháp là thông qua các nhiệm vụ về khoa học công nghệ được Nhà nước đặt hàng cho các tổ chức khoa học công nghệ trung gian kết nối giữa khối đại học với doanh nghiệp để đào tạo chuyên sâu cho các học viên là những sinh viên sắp tốt nghiệp đại học, sinh viên đã tốt nghiệp, người đã đi làm… với các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế đứng lớp.

Các giải pháp về nhà thông minh (smart home) với nền tảng là công nghệ IoT của doanh gnhiệp Việt Nam. Ảnh: Vân Thu.
Các giải pháp về nhà thông minh (smart home) với nền tảng là công nghệ IoT của doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: Vân Thu

Những học viên này chính là nguồn nhân lực công nghệ mới bổ sung một cách thiết thực cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu.

Bên cạnh đó, theo tiến sĩ Thành, phía doanh nghiệp cũng có thể phối hợp với các tổ chức trung gian về khoa học công nghệ để đưa cán bộ, nhân viên đi đào tạo chuyên sâu trong nước thay vì phải đưa ra nước ngoài chi phí sẽ cao hơn rất nhiều.

“Chi phí có thể theo công thức phía doanh nghiệp đóng góp 70%, cơ sở đào tạo đóng góp 30%. Như vậy, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được chi phí và còn lợi nhiều thứ khác”, tiến sĩ Thành cho biết.

Theo nghiên cứu của hãng tư vấn Kearney (Mỹ) và quỹ đầu tư EDBI thuộc Cơ quan phát triển kinh tế Singapore, riêng về công nghệ AI, suất đầu tư của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam chỉ khoảng 2USD/người/năm trong giai đoạn 2015-2019. Chính vì thế, xã hội hóa việc đào tạo càng trở nên cần thiết và đúng hướng.

Trên thực tế, một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Viettel, VNPT, Vingroup, FPT, VNG… đã và đang có những đầu tư vào các công nghệ mới đặc biệt là AI, Cloud (công nghệ điện toán đám mây), IoT...

Các doanh nghiệp này cũng sẵn sàng cung cấp học bổng cho sinh viên được đào tạo chuyên sâu một số công nghệ mới, hoặc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp những ngành này với mức lương cao vượt trội.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Nguồn nhân lực công nghệ mới: Cơ hội để Việt Nam bứt phá

Thế Lâm |

Thế giới đang bước vào thời đại của các công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), ML (học máy), big data (dữ liệu lớn), IoT (Internet vạn vật)…, kéo theo sự tăng cường hợp tác, nhưng cũng song hành những cuộc đua quyết liệt giữa các quốc gia.

Chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao trước làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam

Thế Lâm |

Làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á của các doanh nghiệp FDI được cho là sẽ tiếp diễn trong thời gian tới nhằm phân tán rủi ro tại thị trường Trung Quốc trước thương chiến Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hòa hoãn.

37 công nghệ cao được ưu tiên phát triển để tiến vào Công nghiệp 4.0

Thế Lâm |

Danh mục 37 công nghệ cao vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia vào cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.

Ngành nghề gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 lên ngôi

Đặng Chung |

Thay vì lựa chọn các ngành nghề truyền thống, mùa tuyển sinh năm nay, học sinh đang có xu hướng theo các ngành mới, hoặc nhóm ngành phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0).

Giá vàng hôm nay 15.9: Lỗ nặng tới 2 triệu chỉ sau một tuần

Khương Duy (T/H) |

Giá vàng hôm nay 15.9: Sau một tuần mua vàng, nhà đầu tư trong nước lỗ tới 2 triệu đồng.

Tuyên Quang xét nghiệm nước gấp, nghi vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Việt Bắc |

Tỉnh Tuyên Quang đã lấy mẫu nước suối tại một số xã ở huyện (Chiêm Hóa) để xét nghiệm sau thông tin nghi vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở An Giang, Hà Giang, Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang và nhiều cán bộ bị kỷ luật... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (9.9-14.9).

Ấm tình người nơi rốn lũ

Khánh Linh |

Có trải nghiệm thực tế mới thấm thía được những mất mát của người dân vùng lũ. Và cũng ở đó mới thấy được tình cảm của đồng bào cả nước đang hướng về rốn lũ miền Bắc.