Nuôi chim yến: Tiềm năng lớn nhưng còn tự phát, thiếu liên kết

NGUYÊN ANH - PHƯƠNG VŨ |

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngành nuôi yến phát triển mạnh, với nhiều loại hình, quy mô khác nhau. Đây thực sự là một nghề quan trọng và có đóng góp nhiều cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều vấn đề bất cập xoay quanh câu chuyện nuôi chim yến tại các tỉnh.

Còn nhiều bất cập

Theo báo cáo sơ bộ, hiện nay cả nước có 42/63 tỉnh, thành có nuôi chim yến. Số lượng nhà nuôi từ 8.300 nhà vào năm 2017 đến năm 2019 đã tăng lên trên 11.700 nhà, gấp khoảng 1,5 lần. Kiên Giang là tỉnh có số lượng nhà yến lớn nhất cả nước với khoảng 2.500 nhà, kế tiếp là Bình Thuận 1.200 nhà. Kiên Giang cũng là tỉnh dẫn đầu về phân loại nhà yến xây kiên cố với trên 1.000 nhà.

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NNPTNT) cho biết: Mặc dù tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến của nước ta là rất lớn song thời gian qua việc nuôi chim yến chỉ phát triển mang tính tự phát là chủ yếu. Chúng ta chưa xây dựng kế hoạch sản xuất theo ngành hàng, chưa xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, chưa có giá trị cao đúng với giá trị thực vì chủ yếu xuất thô và tiểu ngạch.

Theo bà Hạnh, vì thiếu tính liên kết của một ngành hàng, chưa truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, một số tổ chức, cá nhân tư vấn hướng dẫn xây dựng nhà yến không phù hợp làm thiệt hại kinh tế cho người dân, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và sản lượng tổ.

Bà Thúy Hạnh cho biết thêm: “Việc săn bắt chim yến vì mục đích khác đang diễn biến phức tạp. Hộ nuôi thiếu hoặc không nghiên cứu đầy đủ về khí hậu, thời tiết, vùng sinh thái và tập tính của chim yến nhà, dẫn đến tình trạng nhà xây xong chim không về làm tổ hoặc chim chết do biến đổi thời tiết”.

Tìm hướng phát triển bền vững

Ngày 27.11 vừa qua, Trung tâm khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Chăn Nuôi và Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang tổ chức diễn đàn Khuyến nông & Nông nghiệp. Chương trình đã thu hút rất đông các chuyên gia trong cả nước và gần 200 hộ nuôi chim yến đến từ các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Nai và Kiên Giang cùng tham gia thảo luận những nội dung xoay quanh chủ đề “Phát triển bền vững ngành nuôi yến hướng tới xuất khẩu tại các tỉnh phía Nam”.

Qua hội thảo, những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nuôi yến của cả nước đã đóng góp nhiều nội dung xoay quanh một số vấn đề cần quan tâm trong nghề nuôi yến ở Việt Nam hiện nay. Các giải pháp bảo vệ và phát triển quần thể chim yến; công tác xúc tiến thương mại xuất khẩu tổ yến sang thị trường Trung Quốc; kỹ thuật quản lý nhà yến uy tín…

Một số đại biểu có chung ý kiến rằng, các chuỗi sản phẩm ngành nuôi yến bước đầu hình thành nhưng còn chưa thống nhất với nhau vì mục tiêu chung là phát triển ngành hàng yến sào. Việc mua bán, thương mại sản phẩm tổ yến còn chưa có thị trường ổn định, nhiều khi còn cạnh tranh nhau về thị trường, người nuôi yến bị ép giá.

Việc đầu tư vào khâu chế biến còn chưa được chú trọng đúng mức, mang tính tự phát, không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm nào đối với mặt hàng này. Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô nên giá trị chưa cao. Vì vậy nếu giải quyết được những vấn đề trên sẽ góp phần thúc đẩy ngành nuôi yến cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng phát triển bền vững, đảm bảo chất lượng đầu ra, tiến tới xuất khẩu ra thế giới.

Ở nước ta, nghề nuôi chim yến đã có từ thế kỉ 19, đến năm 2004 nghề nuôi yến làm với mục đích thương mại và trở thành ngành sản xuất bắt đầu xuất hiện ở một số tỉnh Nam bộ.

Năm 2013, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 35 quy định tạm thời quản lý nuôi chim yến. Công nhận dẫn dụ, gây nuôi chim yến và khai thác các sản phẩm từ yến là 1 lĩnh vực cho sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao. Theo giá ngoại tệ khoảng 1.500 đến 2000 USD/kg tổ yến. Từ việc xuất khẩu thu về khoảng 200 đến 300 triệu USD/ năm.

NGUYÊN ANH - PHƯƠNG VŨ
TIN LIÊN QUAN

Tỉnh Long An cấm nuôi chim yến trong nội thị, khu dân cư

Kỳ Quan |

Hội đồng nhân dân tỉnh Long An đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc không được phép nuôi chim yến trong khu vực nội thị, khu dân cư.

Cần Thơ "quy hoạch" địa bàn nuôi chim yến

THÀNH NHÂN - NGUYỄN TRI |

Sáng 10.7, tiếp tục buổi làm việc cuối của kỳ họp thứ 17 HĐND TP.Cần Thơ nhiệm kỳ 2016-2021, các đại biểu đã biểu quyết thông qua các dự thảo nghị quyết. Trong đó có nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến trên địa bàn TP. Cần Thơ.

Dân phản ánh, chính quyền lúng túng với nhà nuôi chim yến

TRẦN LƯU - NGUYỄN TRI |

Trong khi số hộ nuôi chim yến tự phát ngày càng gia tăng, thì chính quyền địa phương vẫn cứ lúng túng vì không biết xử lý ra sao.

Mắc bẫy lừa đảo mua "combo du lịch" vì ham rẻ

LƯƠNG HẠNH |

Đánh vào tâm lý "ham rẻ" khi tham quan, nghỉ dưỡng của người dân, đối tượng lừa đảo đã mạo danh công ty, phòng vé bán combo, vé máy bay du lịch.

Xuất hiện sạt lở nguy hiểm tại bờ sông Cầu, Thái Nguyên

Ngọc Minh |

Sau khi mực nước sông Cầu dâng cao, nhiều vị trí sát mép bờ tại địa phận xã Nhã Lộng (huyện Phú Bình, Thái Nguyên) tiếp tục nguy cơ sạt lở khiến người dân bất an.

Những lô trái phiếu giá trị lớn đã xuất hiện

Lục Giang |

Ngoài trái phiếu ngân hàng, thị trường trái phiếu ghi nhận những tín hiệu tích cực từ nhóm bất động sản với những lô trái phiếu giá trị lớn.

Hiện trường vụ sập giàn giáo cầu chui cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Lam Thanh |

Tại hiện trường là khung cảnh đổ nát sau vụ sập giàn giáo trong quá trình đổ bê tông hầm chui cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.

Gia cảnh khó khăn của trưởng công an xã mất khi trực lũ

Vũ Bảo - Trần Bùi |

Yên Bái - Thiếu tá Trần Đông, Trưởng Công an xã Vân Hội, ra đi để lại vợ và 2 con thơ.