Phát triển đô thị 2 bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp: 150 ngày, Hà Nội chưa chốt được chủ trương đầu tư một dự án

văn nguyễn |

Sự ỳ ạch trong việc xem xét chủ trương cho doanh nghiệp nội đầu tư trung tâm thương mại bán lẻ hoàn toàn miễn phí cho người dân và doanh nghiệp có thể khiến Hà Nội đánh mất cơ hội tăng mạnh nguồn thu ngân sách trong bối cảnh có đến 4 trung tâm thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đang bủa vây các cửa ngõ lớn vào thành phố.

Doanh nghiệp ngoại chiếm lĩnh hệ thống phân phối

Sự tỉnh táo và “khôn ngoan” của các tập đoàn bán lẻ thế giới khi đến Hà Nội thể hiện ở chỗ, các đại siêu thị lớn như Aeon Mall, Aeon Super Market ở Long Biên, Aeon Mall ở Hà Đông hay Trung tâm thương mại Lotte trên đường Võ Chí Công đều đang chiếm giữ các vị trí cửa ngõ vào Thủ đô lần lượt ở phía Đông, Tây và Nam.

Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch (UBND TP.Hà Nội), trong các ngày thường trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên đón khoảng 80.000 lượt khách và con số này tăng lên 170.000 lượt khách vào các ngày nghỉ cuối tuần. Chỉ ít năm sau khi vào Việt Nam, doanh thu của Aeon tăng vọt theo từng năm và đạt khoảng 800 triệu USD trong năm 2018. Đây là cơ sở vững chắc để tập đoàn này dự kiến mở thêm 30 trung tâm thương mại với tổng mức đầu tư 5 tỉ USD.

Để nhanh chóng lấp khoảng trống thương mại bán lẻ ở cửa ngõ phía Bắc thủ đô, đề xuất xây dựng một trung tâm thương mại bán lẻ hoàn toàn miễn phí với quy mô lên tới 465.000m2 trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh) đang được người dân và cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

Nói về đề xuất này, ông Nguyễn Hữu Đường - Chủ tịch Công ty TNHH Hòa Bình - cho hay: “Chúng ta đang bị phụ thuộc quá nhiều vào các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi chỉ giải quyết được vấn đề lao động giá rẻ và chủ yếu là làm thuê. Còn khi làm chủ được hệ thống thương mại, hỗ trợ được các doanh nghiệp trong nước và người dân có mặt bằng tiêu thụ sản phẩm miễn phí, lúc đó sản xuất trong nước mới phát triển ổn định, người dân có thu nhập cao hơn”.

Sau 150 ngày vẫn chưa được xem xét

Đề xuất xây dựng Trung tâm thương mại, outlet Hòa Bình tại xã Vĩnh Ngọc của Cty TNHH Hòa Bình được đưa ra dựa trên các cơ chế chính sách đặc thù được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong Quyết định 61/2015 nhằm đầu tư phát triển đô thị hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp (trục Nhật Tân - Nội Bài).

Trong quyết định này, Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND TP.Hà Nội chủ động áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo 3 hình thức gồm (1) đấu giá quyền sử dụng đất, (2) đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc (3) chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án.

“Với quy mô lên tới 465.000m² và lớn gấp gần 8 lần trung tâm thương mại Aeon Long Biên, chúng tôi dự kiến đây sẽ là trung tâm bán buôn, bán lẻ lớn nhất khu vực và hàng hóa tại đây có giá rẻ nhất thế giới nhờ cơ chế miễn phí mặt bằng”.

Chủ tịch Công ty TNHH Hòa Bình cũng ước tính, nếu mỗi ngày có 100.000 lượt người đến mua buôn tại đây, trung tâm này có thể đạt doanh thu 1.000 tỉ đồng và mang lại nguồn thu tối thiểu 100 tỉ đồng cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên sau hơn 150 ngày nộp văn bản xin chỉ định đầu tư Trung tâm thương mại, outlet và nhà ở Hòa Bình lên UBND TP.Hà Nội, tính từ giữa tháng 9.2020 đến nay, Cty TNHH Hòa Bình vẫn chưa nhận được câu trả lời cuối cùng của TP.Hà Nội về việc có được triển khai dự án này hay không và nếu được sẽ triển khai theo phương thức nào trong 3 phương thức được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 61/2015.

Hà Nội đang chọn giải pháp “an toàn”?

Một diễn biến bất ngờ là trong văn bản trả lời doanh nghiệp mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (Sở KHĐT) lại dẫn Văn bản số 977 từ ngày 20.8.2019 thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo UBNT TP.Hà Nội về danh mục dự án kêu gọi đầu tư tại khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài trong đó thông báo Hà Nội sẽ không chỉ định nhà đầu tư với các dự án. Thay vào đó, dự án Trung tâm thương mại, outlet và nhà ở Hòa Bình sẽ phải thực hiện theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.

Nhận định cho lý do vì sao Hà Nội loại bỏ phương thức chỉ định nhà đầu tư có trong Quyết định 61/2015 của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Hữu Đường cho rằng, Quyết định 61 yêu cầu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội phải có trách nhiệm thẩm định, quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về chủ trương đầu tư các dự án. Trong Văn bản 42-2021 gửi tới Chủ tịch UBND TP.Hà Nội vào ngày 20.3 vừa qua, ông Nguyễn Hữu Đường nhấn mạnh, việc chọn phương thức đấu thầu nhà đầu tư có thể là giải pháp an toàn với lãnh đạo Hà Nội nhưng để triển khai dự án theo phương thức này, bắt buộc phải có nhiều nhà đầu tư cùng tham gia để đấu thầu.

Huyện ủy Đông Anh đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án

Trong kiến nghị gửi tới Thành phố Hà Nội mới đây, Huyện ủy Đông Anh cho biết, một số dự án đề xuất triển khai trên địa bàn theo xu thế mới như mô hình Tổ hợp trung tâm thương mại, Outlet và nhà ở đang gặp nhiều vướng mắc dẫn đến triển khai chậm. Do đó, đề nghị TP.Hà Nội xem xét quyết định để các dự án được thực hiện đầu tư theo Quyết định 61/2015 của Thủ tướng Chính phủ vẫn còn hiệu lực. N.Văn

văn nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Phát triển đô thị 2 bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp: 6 năm án binh bất động

NHÓM PV |

Tạo động lực thúc đẩy và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển đô thị hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp (Nhật Tân - Nội Bài), cuối năm 2015, Thủ tướng Chỉnh phủ ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù. Tuy nhiên sau 6 năm Hà Nội triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, diện mạo trục đô thị này vẫn dang dở với không ít dự án gần như “án binh bất động” sau suốt nhiều năm triển khai.

Phát triển đô thị hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp (Hà Nội): Có cơ chế đặc thù, Hà Nội đừng để doanh nghiệp chờ đợi quá lâu

Văn Nguyễn |

Để tạo động lực đầu tư phát triển đô thị hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp (Nhật Tân - Nội Bài), Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2015 ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù trong đó cho phép Hà Nội chủ động áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với từng dự án cụ thể. Tuy nhiên, dù có cơ chế đặc thù, doanh nghiệp phản ánh vẫn đang gặp không ít khó khăn và mất rất nhiều thời gian vào các quy trình xét duyệt chủ trương, thẩm định dự án đến lựa chọn phương thức đầu tư của địa phương.

Về đâu chợ nổi miền Tây?

NHÓM PV |

Từng là nơi giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền nhưng các chợ nổi ở miền Tây đang đứng trước nguy cơ chìm dần do vắng bóng thương hồ.

Phường lên tiếng vụ nước ngập nhà dân do thi công âu thuyền

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Cần Thơ - Sau phản ánh của Lao Động, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi và tìm hướng khắc phục cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi âu thuyền Cái Khế.

Phá cửa xếp, dập tắt đám cháy nhà dân ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Hải Phòng - Chiều 27.9, Công an TP Hải Phòng thông tin vụ cháy nhà dân ở phường Đông Hải 2 (quận Hải An).

Giao nhân sự làm Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Ông Vũ Nhữ Thăng được giao tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

Kẻ dương tính ma túy gây tai nạn, bé 8 tháng tuổi mồ côi cha

TẠ QUANG - YẾN PHƯƠNG |

Cần Thơ - Vụ đối tượng dương tính ma túy lái xe ô tô tải gây tai nạn liên hoàn vào trưa 26.9 đã để lại hậu quả nặng nề cho gia đình các nạn nhân.

Đảng cầm quyền Nhật Bản có lãnh đạo mới

Thanh Hà |

Ông Shigeru Ishiba - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản - giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP).

Phát triển đô thị 2 bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp: 6 năm án binh bất động

NHÓM PV |

Tạo động lực thúc đẩy và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển đô thị hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp (Nhật Tân - Nội Bài), cuối năm 2015, Thủ tướng Chỉnh phủ ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù. Tuy nhiên sau 6 năm Hà Nội triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, diện mạo trục đô thị này vẫn dang dở với không ít dự án gần như “án binh bất động” sau suốt nhiều năm triển khai.

Phát triển đô thị hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp (Hà Nội): Có cơ chế đặc thù, Hà Nội đừng để doanh nghiệp chờ đợi quá lâu

Văn Nguyễn |

Để tạo động lực đầu tư phát triển đô thị hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp (Nhật Tân - Nội Bài), Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2015 ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù trong đó cho phép Hà Nội chủ động áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với từng dự án cụ thể. Tuy nhiên, dù có cơ chế đặc thù, doanh nghiệp phản ánh vẫn đang gặp không ít khó khăn và mất rất nhiều thời gian vào các quy trình xét duyệt chủ trương, thẩm định dự án đến lựa chọn phương thức đầu tư của địa phương.