Phát triển kinh tế nông thôn dựa vào OCOP theo nội lực địa phương

Vũ Long |

Từ nay đến năm 2025, chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị.

Nâng chất lượng chương trình OCOP lên tầm cao hơn

Theo Chương trình OCOP trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2025, cả nước phấn đấu ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó ít nhất có khoảng 400-500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao. Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn;

Cả nước có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định. Có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của các địa phương. Ưu tiêu phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là HTX và 30% chủ thể là các doanh nghiệp;

Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử; phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố có 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Phát huy lợi thế vùng miền, địa phương

Để thực hiện hiệu quả chương trình phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, giải pháp được đặt ra là phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng.

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, ưu tiên củng cố, kiện toàn và phát triển các HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với phát triển dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn.

Đồng thời, phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, đặc biệt là vai trò của cấp xã trong triển khai Chương trình OCOP.

Sáng 9.9.2022, tại Hội nghị triển khai chương trình OCOP và chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, ông Ngô Trường Sơn-Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hai chương trình nêu trên.

Cương trình OCOP tiếp tục được xác định là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt ở vùng miền núi, đồng bào dân tộc khó khăn.

Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 phải linh hoạt, phù hợp theo hướng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương. Trong đó, tập trung phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống, phát huy giá trị văn hóa, hình thành sản phẩm tích hợp đa giá trị gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn; đẩy mạnh phát triển sản phẩm chế biến, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh: Chật kín khách đến hội chợ OCOP sau mưa

Nguyễn Hưng |

Quảng NinhHội chợ OCOP khu vực phía Bắc - Quảng Ninh khai mạc tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm của tỉnh. Do ảnh hưởng của mưa lớn, khách đến hội chợ những ngày đầu thưa thớt. Đến ngày 2- 3.9, trời tạnh ráo, Hội chợ đã đón lượng khách đông trở lại.

Sản phẩm OCOP khẳng định giá trị thương mại nhờ thương hiệu

Vũ Long |

Hội chợ Xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP năm 2022 (kỳ 2) đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Thủ đô.

Du lịch nông thôn gắn với OCOP, mục tiêu kép mang lợi ích lâu dài

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình OCOP nhằm phát huy hiệu quả giá trị bản địa, góp phần khai thác tiềm năng về du lịch tại khu vực nông thôn theo hướng bền vững.

Về đâu chợ nổi miền Tây?

NHÓM PV |

Từng là nơi giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền nhưng các chợ nổi ở miền Tây đang đứng trước nguy cơ chìm dần do vắng bóng thương hồ.

Phường lên tiếng vụ nước ngập nhà dân do thi công âu thuyền

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Cần Thơ - Sau phản ánh của Lao Động, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi và tìm hướng khắc phục cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi âu thuyền Cái Khế.

Phá cửa xếp, dập tắt đám cháy nhà dân ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Hải Phòng - Chiều 27.9, Công an TP Hải Phòng thông tin vụ cháy nhà dân ở phường Đông Hải 2 (quận Hải An).

Giao nhân sự làm Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Ông Vũ Nhữ Thăng được giao tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

Kẻ dương tính ma túy gây tai nạn, bé 8 tháng tuổi mồ côi cha

TẠ QUANG - YẾN PHƯƠNG |

Cần Thơ - Vụ đối tượng dương tính ma túy lái xe ô tô tải gây tai nạn liên hoàn vào trưa 26.9 đã để lại hậu quả nặng nề cho gia đình các nạn nhân.

Quảng Ninh: Chật kín khách đến hội chợ OCOP sau mưa

Nguyễn Hưng |

Quảng NinhHội chợ OCOP khu vực phía Bắc - Quảng Ninh khai mạc tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm của tỉnh. Do ảnh hưởng của mưa lớn, khách đến hội chợ những ngày đầu thưa thớt. Đến ngày 2- 3.9, trời tạnh ráo, Hội chợ đã đón lượng khách đông trở lại.

Sản phẩm OCOP khẳng định giá trị thương mại nhờ thương hiệu

Vũ Long |

Hội chợ Xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP năm 2022 (kỳ 2) đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Thủ đô.

Du lịch nông thôn gắn với OCOP, mục tiêu kép mang lợi ích lâu dài

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình OCOP nhằm phát huy hiệu quả giá trị bản địa, góp phần khai thác tiềm năng về du lịch tại khu vực nông thôn theo hướng bền vững.