Phép màu kinh tế Việt Nam

THANH HÀ |

Việt Nam có vị trí độc nhất vô nhị trên bản đồ thế giới, đặc biệt là trên bản đồ địa chính trị, là đất nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hiếm có và điểm sáng tăng trưởng qua các năm. Dự kiến đến 2050, Việt Nam sẽ có thể cạnh tranh với những gã khổng lồ kinh tế lớn nhất, Eurasia Review nhận định.

Tăng trưởng nhanh, hiệu quả

Trong hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất. Rất ít quốc gia ghi nhận mức tăng trưởng cao như vậy ngoại trừ Trung Quốc. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh và hiệu quả đến mức còn rất ít lao động không được tuyển dụng và rất ít năng lực sản xuất không được sử dụng.

Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, xây dựng, xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.

Câu hỏi đặt ra là, phép màu kinh tế Việt Nam đã xảy ra như thế nào? Cây viết của Eurasia Review chỉ ra, có 3 yếu tố chính góp phần cho tăng trưởng GDP, sản xuất và đầu tư nhanh chóng của Việt Nam: Tự do hóa thương mại gần như tối đa với châu Á và phần còn lại của thế giới; Cải cách trong nước; Các khoản đầu tư lớn thông qua đầu tư công vào con người và vật chất.

Với những cải cách, số lượng công ty tư nhân ở Việt Nam đã tăng lên: Đến năm 1996, có 190 công ty cổ phần và 8.900 công ty trách nhiệm hữu hạn được đăng ký. Trong những năm đó, Quốc hội đã đưa ra nhiều ưu đãi về thuế để khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. Về phát triển nông thôn, chính phủ tái cấu trúc nền kinh tế nông thôn, đào tạo lực lượng lao động cho công nghiệp.

Về tự do hóa thương mại, điều rất quan trọng là Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức và hiệp hội quốc tế thúc đẩy thương mại tự do trong hơn 3 thập kỷ qua.

Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và năm 1998, Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại song phương với Mỹ và năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các Hiệp định Thương mại đặc biệt cũng đã được Việt Nam ký với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và năm 2018, Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP.

Những nỗ lực của Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế và các viện nghiên cứu kinh tế quan tâm.

Theo Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nền kinh tế Việt Nam đã tăng hạng trong danh sách năng lực cạnh tranh từ thứ 77 năm 2006 lên thứ 67 năm 2020.

Chỉ số thuận lợi Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam tăng từ thứ 104 năm 2007 lên 70 trong năm 2020. Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực từ thực hiện hợp đồng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng và điện năng, ưu đãi thuế và thương mại quốc tế. Điều cực kỳ quan trọng là chính quyền đã đầu tư rất nhiều vào nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.

Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng để kết nối quốc gia tốt hơn với giao thông và giúp truy cập Internet và lĩnh vực công nghệ thông tin dễ dàng nhất có thể.

Dự báo tích cực về tương lai

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vào khoảng 6 đến 7% mỗi năm. Kể từ năm 2010, GDP nhìn chung tăng trưởng ít nhất 5% mỗi năm và năm ngoái tăng trưởng 8%. Việt Nam đã trở thành một trung tâm đầu tư nước ngoài và sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Á.

Các vùng kinh tế chính là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các sản phẩm nổi tiếng toàn cầu đều được sản xuất tại Việt Nam, từ Nike, Adidas cho đến điện thoại thông minh Samsung. Walmart, IKEA, Starbucks, McDonald's, INTEL, Microsoft, LG Group... hoạt động ở Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã giúp Việt Nam chuyển mình từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một trong những nước có thu nhập trung bình. Năm 1985, GDP bình quân đầu người là 230 USD và năm 2022 là 4.475 USD.

Điều này đưa Việt Nam lên vị trí thứ 116 trên thế giới, vẫn là mức GDP thấp do dân số đông, nhưng tiến bộ là rất lớn, Eurasia Review lưu ý. Lạm phát ở Việt Nam được đánh giá ở mức 3,2% vào năm ngoái, đây là dữ liệu tuyệt vời so với phần còn lại của thế giới.

Theo bài viết này, thành công của Việt Nam nằm ở tăng trưởng bền vững và cải cách cơ cấu hiệu quả. PricewaterhouseCoopers ước tính đến năm 2050, nền kinh tế Việt Nam có thể đứng thứ 10 trên thế giới. Các chuyên gia đưa Việt Nam vào nhóm Next-11 quốc gia như Ai Cập, Mexico, Nigeria và các quốc gia khác, cùng với các quốc gia BRICS sẽ là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới của thế kỷ XXI.

Khi năng lực kinh tế được củng cố, Việt Nam cũng có sự khẳng định ngày càng mạnh mẽ trong lĩnh vực địa chính trị. Việt Nam là thành viên của ASEAN, Phong trào Không liên kết, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ và 2 lần là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Ngoài ra, Việt Nam còn đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế Diễn đàn Kinh tế Thế giới, APEC, ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên...

"Việt Nam đã là một cường quốc (trung bình) của khu vực và trong tương lai có thể trở thành một cường quốc mạnh hơn nữa trong khu vực châu Á, vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thậm chí có thể rộng hơn" - tác giả bài viết nhận định.

THANH HÀ
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch UBND TPHCM thông báo tin vui về tăng trưởng kinh tế của thành phố

NHÓM PV |

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, theo thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê, dự báo tăng trưởng quý II của thành phố đạt được 5,87%. Như vậy, nếu cộng cả hai quý thì thành phố tăng trưởng 3,55%.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội sẽ đưa ra những chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiệu quả hơn, mang tính dài hơn và bền vững để phát triển kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước gỡ van tín dụng cứu tăng trưởng kinh tế

Mi Vân |

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 02 cho phép ngân hàng thương mại (NHTM) cơ cấu thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tối đa là 12 tháng và Thông tư 03 cho phép NHTM được mua lại trái phiếu đã phát hành từ nay tới 31.12.2023.

Nợ chế độ giáo viên Bình Định: Trách nhiệm "chảy" về trường

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc giáo viên huyện miền núi Vân Canh bị nợ lương, chế độ kéo dài, các cơ quan, đơn vị liên quan đều cho rằng trách nhiệm chính thuộc về trường.

Chơi dưới chung cư, bé gái bị vật cứng rơi trúng, lõm sọ não

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Mới đây, tại một chung cư trên địa bàn Hà Nội xảy ra trường hợp bé gái bị một vật cứng như bát, đĩa sứ rơi trúng vào đầu, gây lõm sọ não.

Kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai

PHẠM ĐÔNG |

Bà Vũ Thị Mai - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính - bị kỷ luật bằng hình thức Khiển trách do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.

Trực tiếp bóng chuyền U23 VTV Bình Điền Long An 1-0 U23 Thái Nguyên: Set 2

Nhóm PV |

Trận đấu giữa đội VTV Bình Điền Long An và Thái Nguyên tại chung kết giải bóng chuyền U23 Quốc gia, diễn ra lúc 18h00 hôm nay (19.9).

Lý do hàng loạt "ông lớn" xin giảm nhập xăng dầu

Anh Tuấn |

Một số thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đề xuất điều chỉnh giảm mức tổng nguồn được phân giao cho cả năm 2024 do bị lỗ những tháng gần đây.

Chủ tịch UBND TPHCM thông báo tin vui về tăng trưởng kinh tế của thành phố

NHÓM PV |

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, theo thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê, dự báo tăng trưởng quý II của thành phố đạt được 5,87%. Như vậy, nếu cộng cả hai quý thì thành phố tăng trưởng 3,55%.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội sẽ đưa ra những chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiệu quả hơn, mang tính dài hơn và bền vững để phát triển kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước gỡ van tín dụng cứu tăng trưởng kinh tế

Mi Vân |

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 02 cho phép ngân hàng thương mại (NHTM) cơ cấu thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tối đa là 12 tháng và Thông tư 03 cho phép NHTM được mua lại trái phiếu đã phát hành từ nay tới 31.12.2023.