Quyết liệt sắp xếp nhà đất doanh nghiệp nhà nước

ĐÌNH TRƯỜNG |

Chỉ trong khoảng 3 tháng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) đã ban hành hàng loạt quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất của Tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước. Động thái cho thấy sự rốt ráo, quyết liệt nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước của Ủy ban.

Vào cuộc rốt ráo

Cụ thể, mới nhất, vào đầu tháng này, CMSC có Quyết định số 514/QĐ-UBQLV phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 21 cơ sở nhà, đất của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên  - Huế do Công ty Xăng dầu Thừa Thiên - Huế trực tiếp quản lý, sử dụng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong quyết định này, Chủ tịch CMSC ông Nguyễn Hoàng Anh đã phê duyệt phương án giữ lại tiếp tục sử dụng 21 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích đất 42.027,90m2, tổng diện tích xây dựng nhà 6.134,10m2 và tổng diện tích sản sử dụng nhà 14.690,30m2.

Đồng thời, quyết định Người đại diện phần vốn nhà nước tại Petrolimex phối hợp với Hội đồng quản trị Petrolimex tổ chức rà soát và đo đạc lại diện tích hiện trạng nhà, đất (nếu có) so với các giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất hiện tại để thực hiện các thủ tục điều chỉnh diện tích nhà, đất theo quy định. Quản lý, giám sát việc sử dụng các cơ sở nhà đất trên đúng mục đích sử dụng được giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.

Trước đó, CMSC cũng đã có Quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 20 cơ sở nhà, đất của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tại tỉnh Hòa Bình do Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình trực tiếp quản lý, sử dụng.

Vào đầu tháng 8, 23 cơ sở nhà, đất của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tại tỉnh Lào Cai do Công ty Xăng dầu Lào Cai trực tiếp quản lý cũng đã được CMSC có quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lại.

Nhiều quyết định phê duyệt phương án sắp xếp nhà đất được ban hành cho thấy sự vào cuộc quyết liệt, rốt ráo của CMSC trong vấn đề này.

Theo đó, việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất hướng đến mục tiêu chấn chỉnh và duy trì việc quản lý, sử dụng nhà, đất đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Quản lý, sử dụng nhà, đất phải tuân thủ đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng nhà, đất. Hạn chế, khắc phục triệt để tình trạng sử dụng đất lãng phí, thất thoát tài sản công.

Bên cạnh đó, việc sắp xếp lại sẽ nhằm thực hiện khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính từ nhà, đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trước đó, theo tổng hợp từ báo cáo kê khai về Bộ Tài chính, khối doanh nghiệp thuộc trung ương quản lý hiện nay đang quản lý, sử dụng khoảng 17.564 cơ sở nhà, đất tương ứng 130 triệu m2 đất. Đến nay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 15.976 cơ sở nhà, đất tương ứng 124 triệu m2 đất.

Sử dụng hiệu quả nguồn lực Nhà nước

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để đảm bảo việc sử dụng vốn nhà nước có hiệu quả; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, đổi mới; huy động các nguồn lực xã hội, tiếp tục đưa doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt; chủ động ứng phó, vượt qua những khó khăn.

Ủy ban sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành để hỗ trợ các tập đoàn, tổng công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, khó khăn, đẩy mạnh giám sát tài chính, giám sát đầu tư, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm và kiện toàn đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp.

Trong khi đó, suốt trong một thời gian dài, phương án sắp xếp, sử dụng luôn là một trong những vấn đề "đau đầu" nhất của tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Theo ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính), trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện rà soát để hoàn thiện chính sách, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ cho quá trình này.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý tiến độ kê khai, báo cáo, lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và tổ chức xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đặc biệt là, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các đơn vị.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Cứu cánh nào cho loạt doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nặng?

ĐÌNH TRƯỜNG |

Hàng loạt doanh nghiệp Nhà nước lỗ đến cả nghìn tỉ đồng. Theo đánh giá của Chính phủ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước chưa xứng với nguồn lực nắm giữ. Một số dự án có vốn đầu tư lớn nhưng không thành công, rủi ro cao như dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản; một số dự án có lỗ lũy kế lớn, lỗ liên tiếp trong nhiều năm, phương thức tái cấu trúc chưa hiệu quả...

Doanh nghiệp Nhà nước cần kiến tạo nền tảng phát triển ở địa bàn khó khăn

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, doanh nghiệp Nhà nước cần góp phần kiến tạo nền tảng phát triển ở những địa bàn khó khăn, quan tâm đầu tư vào những lĩnh vực, địa bàn mà tư nhân không muốn đầu tư.

CMSC - Hiệu quả từ quyết tâm mạnh mẽ nâng cao giá trị doanh nghiệp nhà nước

Lâm Phương |

Ngày 29.9.2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC). Sau 4 năm, CMSC đã khẳng định được vai trò của mình.

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".