Sandbox – Điều startup Việt cần có để sản sinh doanh nghiệp “kì lân”

Thế Lâm |

Cơ chế Sandbox đã được nhiều doanh nghiệp, thậm chí các nhà quản lí tại Việt Nam đề cập đến như một công cụ về chính sách để nâng đỡ, nuôi dưỡng các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup). Và lần này, trong Chỉ thị số 9/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành, Sandbox đã được đề cập một cách trực tiếp.

Nghiên cứu xây dựng Sandbox cho các startup tài chính, ngân hàng…

Chỉ thị số 9/CT-TTg được ban hành sau khi có những phản ánh của cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo (startup) cho thấy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam còn tồn tại nhiều khó khăn, rào cản, kém sức cạnh tranh so với nhiều quốc gia trong khu vực.

Các hạn chế chủ yếu do môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi cho các startup; những qui định về điều kiện kinh doanh chưa phù hợp với yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0; thiếu sự hỗ trợ về cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu; hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước hạn chế, thủ tục phức tạp; chưa có hành lang pháp lí cho các dịch vụ sản phẩm mới…

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng thể chế cho các ngành, lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng công nghệ mới, đã xuất hiện hoặc có tiềm năng xuất hiện, tạo hành lang pháp lí thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ.

Ở các ngành có tiềm năng nhưng có mức độ ảnh hưởng cao đến kinh tế, xã hội như tài chính, ngân hàng, nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lí thử nghiệm (Regulatory Sandbox) để doanh nghiệp có thể phát triển và thí điểm sản phẩm, dịch vụ mới.

Sandbox tại Việt Nam: Thời điểm chín muồi!

Khái niệm và cơ chế về Sandbox ở mỗi quốc gia có sắc thái khác nhau tùy theo nền tảng luật pháp và bối cảnh nền kinh tế - xã hội tuy nhiên, hiện nay đã có hàng chục quốc gia áp dụng cơ chế này.

(Sandbox - ảnh minh họa).
(Sandbox - ảnh minh họa).

Trong lĩnh vực khởi nghiệp, Sandbox được hiểu chung là những cơ chế đặc biệt mang tính thử nghiệm cho một số lĩnh vực, dự án khởi nghiệp thường là gắn với sáng tạo và công nghệ mới tạo ra các mô hình kinh tế, kinh doanh mới.

Một trong những nhà quản lí có tinh thần hậu thuẫn mạnh mẽ cho Sandbox là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Tại một cuộc Hội nghị giao ban công tác quản lí nhà nước về thông tin và truyền thông vào tháng 10.2019, ông Hùng cho rằng các doanh nghiệp có thể đề xuất thí điểm Sandbox thông qua Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore được xem là quốc gia áp dụng mạnh mẽ Sandbox cho các startup, như thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản, miễn giảm thuế trong những năm đầu, hỗ trợ mạnh cho doanh nghiệp nước ngoài mở công ty tại Singapore, hệ sinh thái khởi nghiệp linh động và đa dạng hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ thí điểm mô hình kinh doanh mới với các ưu đãi, hỗ trợ gọi vốn.v.v… Nhờ đó, Singapore đã thu hút được nhiều startup nước ngoài trong đó có Việt Nam đến đầu tư (điển hình là Grag – doanh nghiệp gốc Malaysia đến Singapore mở pháp nhân).

Một mặt tích cực khác là cơ chế Sandbox có thể mở đường cho các doanh nghiệp nhà nước làm startup trong một mức độ có kiểm soát và qui định rõ ràng. Làm startup cần dòng tiền đầu tư theo lộ trình từ 3-5 năm thường là hạch toán lỗ, nếu không có Sandbox thì các doanh nghiệp nhà nước sẽ rất ngại vì đối mặt với lỗ lã, thất thoát rất dễ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Theo thống kê, trong khoảng hơn 15 năm trở lại đây Việt Nam mới có được hai startup được gọi là “kì lân” (giá trị cán mức 1 tỉ USD cho đến dưới 10 tỉ USD) là VNG và VNPay. Sandbox được cho là sẽ giúp thúc đẩy các startup Việt lớn mạnh và đạt nhiều hơn đến giá trị “kì lân”.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Techfest - hội tụ nguồn lực cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

đặng tiến |

Nhằm xây dựng nền tảng liên kết các chủ thể của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam từ trung ương tới địa phương, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế để hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng và triển khai “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest)”, được triển khai thường niên từ năm 2015. Đến nay, sự kiện đã thu hút trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia.

Viettel muốn đầu tư mạo hiểm, đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Diệu Linh |

Ngày 9.1.2020, tại trụ sở Viettel, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Việt Nam cần xây dựng chính sách cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Cường Ngô - Phạm Ngọc |

Phát triển phong trào khởi nghiệp, đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế chia sẻ, hình thành nhiều tập đoàn kinh tế lớn... đó là những ý kiến đáng chú ý của các chuyên gia, doanh nhân tại Diễn đàn “Doanh nhân, doanh nghiệp tư nhân hiến kế hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế” được Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam tổ chức hôm qua (19.12).

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".