Sau Công thương, tới các đại gia Tài chính, giao thông mang hơn 300.000 tỉ về siêu ủy ban

Khánh Hoà |

Sáng nay (12.11), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã chia tay Bộ Tài chính để chuyển giao về siêu Ủy ban và trong chiều 12.11 5 đại gia ngành giao thông cũng được bàn giao.

Theo đó, Bộ Tài chính đã chính thức bàn giao SCIC về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2018, vốn điều lệ của SCIC được phê duyệt theo Nghị định của Chính phủ là 50.000 tỉ đồng, trong đó vốn đầu tư đã góp tính đến ngày 30.6.2018 là hơn 22.000 tỉ đồng. Tổng tài sản của SCIC đến cuối quý II/2018 đạt hơn 41.700 tỉ đồng.

Các nội dung bàn giao lần này, gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như quyết định thành lập; điều lệ tổ chức và hoạt động; quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp; quyết định phê duyệt Quy chế tài chính, vốn điều lệ; quyết định bổ nhiệm các chức danh; báo cáo tài chính hợp nhất...

Chiều nay Bộ Giao thông Vận tải cũng chuyển giao 5 tổng công ty gồm Tổng công ty Hàng không Việt Nam(Vietnam Airlines), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam(Vinalines), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam(VEC), Tổng công ty Cảng Hàng không (ACV) về với Uỷ ban.

5 Tổng Công ty của ngành giao thông sở hữu tổng tài sản khoảng 275.000 tỉ đồng trong đó vốn nhà nước hơn 46.000 tỉ đồng.

Trước đó, ngày 10.11, Bộ Công Thương cũng bàn giao 6 tập đoàn, tổng công ty về Uỷ ban gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) với số vốn Nhà nước hơn 555.000 tỉ đồng.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước được lập từ tháng 2, ông Nguyễn Hoàng Anh - cựu Bí thư tỉnh uỷ Cao Bằng giữ chức Chủ tịch. Cuối tháng 9, siêu Uỷ ban đã chính thức hoạt động, quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển về từ các bộ, ngành.

Siêu Ủy ban có nhiệm vụ quản lý tổng số tài sản khoảng 1,5 triệu tỉ đồng và 820.000 tỉ đồng vốn Nhà nước.

19 đơn vị trong diện quản lý của siêu Ủy ban gồm các công ty mẹ các tập đoàn, tổng công ty thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi phối lâu dài, đang thuộc quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ: Công Thương, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Thông tin & Truyền thông và Giao thông & Vận tải.

Với các doanh nghiệp này, siêu Uỷ ban có quyền quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trừ các doanh nghiệp do Thủ tướng quyết định thành lập. Siêu Ủy ban cũng có quyền thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Uỷ ban này là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.

Khánh Hoà
TIN LIÊN QUAN

Bộ Công Thương "chia tay" 6 tập đoàn, 555.000 tỉ về tay "Siêu uỷ ban"

Phạm Dung |

6 tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công Thương chính thức được chuyển về Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý. 

Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp không được trở thành một cơ quan quan liêu tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Khánh Hoà |

Ngày 30.9, phát biểu tại lễ ra mắt Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định vai trò của Uỷ ban là rất lớn và không chỉ Chính phủ, các cơ quan liên quan mà dư luận cũng đang theo dõi, đặt kỳ vọng lớn vào hoạt động của Uỷ ban.

Chính thức ra mắt, "siêu Uỷ ban" chuẩn bị tiếp nhận 2,3 triệu tỉ đồng tài sản nhà nước

KH |

Sau 8 tháng thành lập, hôm nay (30/9), Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt và bắt đầu tiếp nhận việc quản lý hơn 2,3 triệu tỉ đồng tài sản của nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty lớn.

Ủy ban Kiểm tra TW đề nghị kỷ luật 3 nguyên Bí thư Tỉnh ủy

Ái Vân |

Tại Kỳ họp 48, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, và đề nghị kỷ luật với nhiều cán bộ tại Tuyên Quang, Phú Thọ, trong đó có 3 nguyên Bí thư Tỉnh ủy.

Thông tin bán nhà ở xã hội Hạ Đình là lừa đảo

Nhóm phóng viên |

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện UDIC cho biết thông tin bán nhà ở xã hội 214 Nguyễn Xiển, khu đô thị mới Hạ Đình, Hà Nội là sai lệch nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân.

Hàng loạt cây xanh mới trồng thuộc dự án 4 tỉ đồng chết khô

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Hàng loạt cây xanh thuộc dự án trồng cây xanh ở xã Cẩm Hưng (huyện Cẩm Xuyên) với tổng kinh phí 4 tỉ đồng bị chết khô.

Linh vật rồng nằm ngổn ngang trên khu đất vàng tại Đà Nẵng

Mai Hương |

Các linh vật rồng tại TP Đà Nẵng nằm la liệt trên bãi đất trống chờ ngày dự án triển khai.

Cập nhật giá vàng sáng 3.10: Ồ ạt chốt lời, sụt giảm mạnh

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 3.10: Thị trường vàng thế giới một lần nữa đảo chiều do vấp phải làn sóng chốt lời.

Bộ Công Thương "chia tay" 6 tập đoàn, 555.000 tỉ về tay "Siêu uỷ ban"

Phạm Dung |

6 tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công Thương chính thức được chuyển về Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý. 

Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp không được trở thành một cơ quan quan liêu tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Khánh Hoà |

Ngày 30.9, phát biểu tại lễ ra mắt Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định vai trò của Uỷ ban là rất lớn và không chỉ Chính phủ, các cơ quan liên quan mà dư luận cũng đang theo dõi, đặt kỳ vọng lớn vào hoạt động của Uỷ ban.

Chính thức ra mắt, "siêu Uỷ ban" chuẩn bị tiếp nhận 2,3 triệu tỉ đồng tài sản nhà nước

KH |

Sau 8 tháng thành lập, hôm nay (30/9), Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt và bắt đầu tiếp nhận việc quản lý hơn 2,3 triệu tỉ đồng tài sản của nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty lớn.