Sau nợ nần chồng chất, nông dân Tây Nguyên trồng lại hồ tiêu

THANH TUẤN |

Tây Nguyên đang vào vụ mùa xuống giống trồng cây hồ tiêu, một loại nông sản chủ lực. Sau làn sóng đổ bể, phá sản, bán cửa nhà vì hồ tiêu rớt giá thê thảm vào giữa năm 2020, người nông dân Tây Nguyên cần tính toán gì cho niên vụ hồ tiêu năm nay?

Huyện Chư Sê là “thủ phủ” trồng hồ tiêu của tỉnh Gia Lai với tổng diện tích gần 3.000ha, sản lượng trên 11.000 tấn/năm. Những ngày này, đi dọc Quốc lộ 14, dễ dàng thấy cảnh thương lái bày bán cột trồng tiêu, giống tiêu khắp nơi.

Trụ gỗ bán để trồng hồ tiêu ở huyện Chư Sê. Ảnh T.Tuấn
Trụ gỗ bán để trồng hồ tiêu ở huyện Chư Sê. Ảnh T.Tuấn

Anh Nguyễn Văn Lành - người dân xã Dun, huyện Chư Sê cho biết: “Từ tháng 4-6 năm nay, giá tiêu tăng liên tục, hiện giá 70.000/kg đã thôi thúc người nông dân gầy dựng lại cây hồ tiêu. Vụ mùa thu hoạch năm nay hầu như các chủ vườn tiêu đều có lời. Nay người dân muốn đầu tư trồng lại vườn tiêu sau nhiều năm bỏ bê, treo bảng bán đất đai vì tiêu rớt giá”.

Chị Hồ Thị Tình, người dân xã Hbông, huyện Chư Sê cho hay, điều đáng buồn hiện nay là thực trạng một diện tích lớn đất đai trồng tiêu đang bị ô nhiễm. Đất nhiễm độc sau thời gian dài người dân dùng thuốc sâu, phân bón không hợp lý. Và tình trạng sâu bệnh hại, nhiễm nấm…khiến hồ tiêu bị chết.

Nguồn tài chính của người nông dân vốn đã kiệt quệ sau thời gian tiêu mất mùa, rớt giá. Tình cảnh đổ nợ, trả tiền vay vốn ngân hàng cũng khiến nhiều nông dân còn dè chừng, lo ngại để bắt tay trồng lại hồ tiêu.

“Nhưng không biết trồng lại cây tiêu thì đất bỏ hoang hóa, nông dân chỉ biết đi làm thuê miền Nam. Giá tiêu tăng trở lại sẽ khiến người dân nỗ lực trồng lại tiêu theo hướng bền vững, hữu cơ hơn”, chị Tình chia sẻ.

Người dân đi mua tiêu giống ở “thủ phủ” tiêu huyện Chư Sê. Ảnh T.Tuấn
Người dân đi mua tiêu giống ở “thủ phủ” tiêu huyện Chư Sê. Ảnh T.Tuấn

Ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho biết, do mấy năm vừa qua, giá hồ tiêu rất thấp cho nên càng đầu tư vào vườn tiêu thì càng bị lỗ. Khi đầu tư trồng mới lại vườn, các chủ vườn lưu ý không tái canh trên vườn tiêu cũ đã chết, chọn đất phù hợp với sự phát triển của cây hồ tiêu.

Người dân cần chọn giống tiêu tốt, nên trồng xen canh hơn là trồng thuần. Nên trồng tiêu trên cây trụ sống, để cỏ trong vườn tiêu, không nên làm sạch cỏ. Chăm bón vườn tiêu theo hướng hữu cơ sinh học để vườn tiêu phát triển bền vững và ít bị sâu bệnh hại.

“Người dân không nên dùng các cột tiêu cũ đã bị nhiễm nấm bệnh, nếu dùng thì nhất thiết phải vệ sinh, khử khuẩn sạch sẽ mới trồng”, ông Bính nói.

Thực tế, lượng lớn sản phẩm hồ tiêu thời gian qua không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra các thị trường khó tính như Châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (AVFTA). Bởi còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, theo ông Bính, người nông dân trồng hồ tiêu cần theo hướng sản xuất bền vững hữu cơ để phát triển lâu dài.

Vài hộ dân ở huyện Chư Sê đã trồng theo mô hình hữu cơ, tuy nhiên hiện chưa có cơ quan chức năng nào có thẩm quyền đi thẩm định, kiểm tra, khảo sát để cấp giấy phép chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn.

Đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho rằng, có thể khẳng định trong vài ba tháng tới cho đến cuối năm nay và các năm tiếp theo, giá cả sẽ tốt dần lên và khả năng đến cuối năm giá sẽ đạt từ 90.000 đến 100.000 đồng/kg.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, lịch sử thị trường hồ tiêu đã trải qua nhiều chu kỳ lên xuống giá. Chu kỳ gần nhất từ năm 2001- 2006 là chu kỳ giá xuống, chạm đáy vào năm 2006. Từ đó, giá bắt đầu đi lên cho đến năm 2015, giá đạt đỉnh là trên 200 ngàn/kg hồ tiêu.

Từ năm 2016 giá tiêu bắt đầu đi xuống cho đến năm 2020 thì giá chạm đáy, đỉnh điểm là vào tháng 4.2020 giá tiêu chỉ còn 34.000/kg. Từ khoảng tháng 4.2021 đến nay, giá tiêu bắt đầu chu kỳ tăng giá, hiện tại lên 70.000 đồng/kg, dự báo tiêu tiếp tục tăng lên 100.000/kg đến cuối năm, giá sẽ tăng theo chu kỳ.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Dự án trên "đất vàng" Gia Lai lấp lối đi của dân

THANH TUẤN |

Tại dự án phân lô, bán nền trên vị trí đất vàng của TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai, mới đây chủ đầu tư dự án lấp đường đi của người dân. Cơ quan chức năng đang tìm cách để giải quyết thỏa đáng, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân.

94 người nước ngoài làm việc "chui" tại dự án điện gió ngàn tỉ ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Vừa qua, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai đã tiến hành kiểm tra các dự án Nhà máy điện gió trên địa bàn. Qua kiểm tra, phát hiện 94/369 trường hợp người nước ngoài chưa được cấp giấy phép lao động. Sự việc làm dấy lên lo ngại, nếu không kiểm soát tốt số lao động này, rất dễ xảy ra nguy cơ lây lan dịch COVID-19 trong cộng đồng.

Giá hồ tiêu vừa tăng, nông dân Đắk Nông đã “tăng tốc” mở rộng diện tích

Bảo Lâm |

Năm 2021, giá hồ tiêu tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, dao động quanh mức 65.000 đến 70.000 đồng/kg. Giá cả tăng cao thì cũng là lúc người dân ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tăng tốc mở rộng diện tích hồ tiêu, bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng.

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

‘Sơ tán nhằm đảm bảo tính mạng nhân dân’

CÔNG SÁNG |

Chính quyền, cán bộ các địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã triển khai các phương án ứng phó, đặc biệt là công tác sơ tán, bảo vệ tính mạng của nhân dân.

Quảng Bình còn 10 thôn chia cắt, không còn hộ dân bị ngập

CÔNG SÁNG |

Tính đến 10h ngày 21.9, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn 10 thôn, bản bị chia cắt, không hộ dân nào bị ngập.

Sở Y tế vào cuộc vụ bệnh nhân tử vong ở phòng khám

BẢO TRUNG |

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các đơn vị xác minh ngay vụ việc 1 bệnh nhân tử vong sau khi thăm khám tại một phòng khám tư.

2 ôtô va chạm khiến 2 người đi xe máy tử vong

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 8 giữa 2 ôtô tải với 1 xe máy khiến 2 người trên xe máy tử vong.