Tái cơ cấu để tăng trưởng chăn nuôi, đáp ứng 6,5 triệu tấn thịt/năm

Vũ Long |

Bộ NNPTNT đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị chăn nuôi theo giai đoạn, hướng tới đạt 5-6,5 triệu tấn thịt/năm.

Sản phẩm chất lượng cao để tăng giá trị xuất khẩu

Sáng 15.9, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040, Bộ NNPTNT đã đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2021-2025 ở mức từ 4-5%/năm; giai đoạn 2026-2030: Trung bình từ 3-4%/năm.

Đến năm 2025, sản lượng thịt xẻ các loại đạt từ 5-5,5 triệu tấn, đến năm 2030 đạt từ 6-6,5 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu từ 15-20% sản lượng thịt lợn, từ 20 đến 25% thịt và trứng gia cầm.

Về sản lượng trứng, sữa, đến năm 2025 đạt từ 18-19 tỉ quả trứng và từ 1,7-1,8 triệu tấn sữa; đến năm 2030 đạt khoảng 23 tỉ quả trứng và 2,6 triệu tấn sữa.

Tỉ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt từ 25-30% vào năm 2025; từ 40-50% vào năm 2030.

Bộ NNPTNT cũng đặt mục tiêu tăng trưởng đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực.

Những giải pháp "nóng" để kịp tiến độ

Theo định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2030, một trong những mục tiêu chính mà Bộ NNPTNT đặt ra là ổn định quy mô công suất thiết kế các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp đến năm 2030 từ 40-45 triệu tấn, sản lượng thực tế từ 30-32 triệu tấn, chiếm khoảng 70% thức ăn tinh tổng số. Khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất dùng trong chăn nuôi.

Cùng với đó, nâng cao năng lực vận chuyển, giết mổ tập trung theo hướng hiện đại bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi; phát triển mạnh công nghiệp chế biến và chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi.

Đến năm 2040, chăn nuôi Việt Nam là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Để đạt các mục tiêu trên, những giải pháp căn cơ là cần hoàn thiện các chính sách phát triển chăn nuôi; Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh; Triển khai có hiệu quả việc xây dựng bản đồ dịch tễ để kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm và dịch bệnh mới nổi, chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, cụ thể là đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất các loại vắcxin, thuốc, chế phẩm thú y phục vụ công tác kiểm soát, khống chế dịch bệnh...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Trang trại Vinamilk tăng trưởng ấn tượng về quy mô và hiệu quả

THANH HUYỀN |

Được đầu tư không ngừng để mở rộng quy mô và ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm nâng cao hiệu quả, hệ thống các trang trại bò sữa trong và ngoài nước của Vinamilk đang cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng.

Mục tiêu kinh tế 2021-2025: Tăng trưởng toàn diện mọi lĩnh vực

Vũ Long |

Bộ Công Thương đã xây dựng mục tiêu và giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 toàn diện mọi lĩnh vực.

Nông sản Việt có cơ hội tăng trưởng

Phong Nguyễn |

Theo Bộ Công Thương, việc Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ tháng 8.2020, chúng ta đang có cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. EU là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới nhưng Việt Nam mới chiếm thị phần khoảng 2% trong tổng nhập khẩu, dư địa tại thị trường này đang rất lớn. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong ngắn hạn, EVFTA sẽ góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 - 3,25%; đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

65 ha đào hóa tro tàn sau bão, liệu có hàng cho dịp Tết?

Cao Thơm - Hoàng Lộc |

Sau bão số 3, 65 ha đào Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) bị tàn phá nặng nề. Dự báo đào chơi Tết sẽ rất khan hiếm, không đủ bán đi các tỉnh thành phố.

Cập nhật giá vàng sáng 21.9: Vàng nhẫn tăng sốc, cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 21.9: Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 hôm nay tăng tới 1,2 triệu đồng/lượng. Mức giá trên 80 triệu đồng/lượng khiến vàng nhẫn đạt kỷ lục nhiều tuần.

18 hộ dân sống thấp thỏm bên miệng Hà Bá

Xuân Nhàn |

Thiếu nước sạch, sinh kế bấp bênh, nhà cửa hư nát, sạt lở đe dọa là tình cảnh hiện nay của 18 hộ dân phía Nam cầu Gành, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, Bình Định.

Trang trại Vinamilk tăng trưởng ấn tượng về quy mô và hiệu quả

THANH HUYỀN |

Được đầu tư không ngừng để mở rộng quy mô và ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm nâng cao hiệu quả, hệ thống các trang trại bò sữa trong và ngoài nước của Vinamilk đang cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng.

Mục tiêu kinh tế 2021-2025: Tăng trưởng toàn diện mọi lĩnh vực

Vũ Long |

Bộ Công Thương đã xây dựng mục tiêu và giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 toàn diện mọi lĩnh vực.

Nông sản Việt có cơ hội tăng trưởng

Phong Nguyễn |

Theo Bộ Công Thương, việc Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ tháng 8.2020, chúng ta đang có cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. EU là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới nhưng Việt Nam mới chiếm thị phần khoảng 2% trong tổng nhập khẩu, dư địa tại thị trường này đang rất lớn. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong ngắn hạn, EVFTA sẽ góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 - 3,25%; đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.