Tiền thừa trong két nhưng nền kinh tế hấp thụ vốn yếu

Lan Hương |

Tín dụng tăng trưởng yếu nhất trong những năm gần đây trong khi Ngân hàng Nhà nước khẳng định thanh khoản dồi dào, không thể nói tín dụng tăng trưởng thấp vì thiếu vốn, thiếu room tín dụng. Đẩy mạnh đầu tư công để hỗ trợ tổng cầu, đồng thời giảm lãi suất cho vay là giải pháp mà các chuyên gia đưa ra. Theo World Bank, để giúp thúc đẩy phát triển kinh tế trong dài hạn, Việt Nam cần đầu tư vào nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng xanh.

Tăng trưởng tín dụng giảm tốc, sức cầu yếu ớt

Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WorldBank) cho biết, tăng trưởng tín dụng giảm từ 12,2% (tháng 2) xuống 9,9% (tháng 3) và 9,2% (tháng 4) so với cùng kì năm ngoái. Đây là mức thấp nhất trong những năm gần đây. Việc tín dụng chững lại bất chấp việc nới lỏng chính sách và cắt giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong tháng 3 và thanh khoản thị trường dồi dào có thể phản ánh khả năng hấp thụ yếu của nền kinh tế.

Không chỉ có tín dụng tăng trưởng thấp, cung tiền cũng có tốc độ tăng thấp kỉ lục trong 3 tháng đầu năm (trong khoảng 3,4% - 4,3%). TS. Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương - cho rằng, tốc độ tăng cung tiền giảm một mặt phản ánh sự sụt giảm mạnh trong tín dụng, mặt khác cũng phản ánh các nhu cầu về tiền cho chi tiêu của Chính phủ và người dân giảm. Từ năm 2016, cung tiền của Việt Nam luôn có xu hướng đi xuống, nhưng giảm không nhiều, nhưng từ năm 2020, tốc độ tăng cung tiền lao dốc.

Về phía các ngân hàng, ông Lê Thanh Tùng - Thành viên HĐQT VietinBank nhận định: “Tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ tăng trên 2% (so với thời điểm cuối năm 2022). Trong khi cùng kì là 5% chứng tỏ mức hấp thụ vốn của các doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại. Nguy cơ suy giảm kinh tế đang tác động đến các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thu hẹp đơn hàng sản xuất, chi phí vốn tăng cao. Thu nhập của người dân suy giảm, ảnh hưởng đến năng lực tài chính. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng”.

Ông Phạm Quang Thắng - Phó Tổng Giám đốc Techcombank nhận định, hiện nay các doanh nghiệp khá thận trọng khi vay vốn bởi các doanh nghiệp xuất khẩu thì thiếu đơn hàng mới, doanh nghiệp bất động sản thì thiếu dự án mới... dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm lại.

Thanh khoản không thiếu tiền nhưng tiền không giải ngân được ra nền kinh tế

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, hiện nay, thanh khoản của các ngân hàng thương mại dồi dào, không có lí do gì để nói tín dụng tăng trưởng thấp vì thiếu vốn, thiếu room tín dụng.

Vậy lí do gì khiến tiền không chảy mạnh trong nền kinh tế? Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Xuân Hoè - chuyên gia kinh tế cho rằng: “Đầu tiên là vấn đề chậm giải ngân đầu tư công. Có thể coi Chính phủ là nhà đầu tư lớn nhất của nền kinh tế, khi tiền Chính phủ không ra được thị trường, thì không thể kéo các nguồn vốn khác đổ vào thị trường, khiến cả nền kinh tế thiếu tiền, doanh nghiệp hết tiền do dòng tiền không quay được”.

Mới đây, báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gây sốt với lời phát biểu về việc doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền khi điều hành tín dụng “lúc thả nhanh, lúc siết lại”.

Nhiều doanh nghiệp lớn cho biết, đã bán gần hết tài sản, những gì bán được đã bán. Đây là điều rất đáng lo ngại khi chỉ bán bằng 50% giá thực.

Các chuyên gia World Bank chỉ ra rằng nền kinh tế đang phải đối mặt với những cơn gió ngược bên ngoài khi nhu cầu bên ngoài suy yếu tiếp tục tạo áp lực giảm xuất khẩu, dẫn đến sản xuất công nghiệp suy yếu.

“Mặc dù tiêu dùng trong nước vẫn mạnh nhưng tăng trưởng tín dụng chậm lại, phản ánh nhu cầu tín dụng yếu. Triển vọng thắt chặt hơn nữa các điều kiện tài chính toàn cầu đòi hỏi việc quản lí ngoại hối phải linh hoạt để thích ứng với các điều kiện bên ngoài”, chuyên gia World Bank nói.

Lãi suất cho vay còn cao 

Một nguyên nhân nữa khiến tín dụng tăng trưởng thấp là do môi trường lãi suất cho vay còn cao. Ông Phạm Xuân Hoè cho rằng: Khi lãi suất vay vốn ngân hàng cao, ít doanh nghiệp dám vay tiền để đầu tư, khiến dòng vốn vẫn nằm trong ngân hàng.

“Lãi suất cao vẫn là một hạn chế lớn cho các hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế. Lãi suất cao sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế - động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” - Florian Feyerabend - Trưởng đại diện Văn phòng KAS tại Việt Nam nhận định.

Đồng quan điểm trên, TS. Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương - cho rằng: “Môi trường lãi suất cao đang là yếu tố rủi ro lớn đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam”.

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Manulife kéo dài xử lí khiếu nại; TikTok Shop ngập hàng cấm

Tuyết Lan |

Nóng Sài Gòn: Manulife kéo dài xử lí khiếu nại, người dân phản đối; Lỗ hổng kiểm duyệt khiến TikTok Shop ngập hàng cấm, hàng giả; Gửi tiền ở SCB, VPBank hay ABBank để nhận lãi suất kỳ hạn 12 tháng cao nhất... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Dấy lên lo ngại với nhiều căn cứ cho thấy kinh tế Mỹ suy thoái

Quý An (theo Bloomberg) |

Theo JPMorgan Asset Management, suy thoái kinh tế ở Mỹ là điều chắc chắn. FED có thể hạ lãi suất vào quý III/2023 khi tăng trưởng mất đà.

Dữ liệu kinh tế yếu đẩy giá dầu giảm

Nguyễn Thúy |

Phiên giao dịch ngày 17.5 (giờ Việt Nam), giá dầu quay đầu giảm do dữ liệu kinh tế yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc và Mỹ, bất chấp dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) về nhu cầu toàn cầu cao hơn.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.