Tiết lộ lý do công ty chứng khoán đua nhau gửi tiền vào ngân hàng

Đức Mạnh |

Kết quả kinh doanh quý I vừa qua cho thấy nhiều công ty chứng khoán đã dành lượng lớn tiền gửi vào ngân hàng trong bối cảnh thị trường chung không thuận lợi.

Trong quý đầu năm, lợi nhuận của các công ty chứng khoán (CTCK) đã biến động đáng kể vì thị trường chung không thuận lợi. Đi sâu vào xem xét, cơ cấu doanh thu của CTCK tới từ 3 nguồn chính là hoạt động môi giới, cho vay ký quỹ (margin) và tự doanh.

Theo lời một môi giới lâu năm, mảng môi giới thực chất không đem lại nhiều lợi nhuận bởi hoa hồng sau khi khấu trừ hết các chi phí thì chẳng còn lại bao. Thậm chí trong bối cảnh cuộc đua zero fee - miễn phí giao dịch càng cho thấy các CTCK chịu hy sinh khoản này để giành thị phần, hướng tới các lợi ích theo sau.

Vì thế cho vay margin mới là cấu phần quan trọng. Tuy nhiên tỉ lệ margin/vốn chủ sở hữu tại các CTCK gần như đi ngang ở mức trên 60% sau quý I, mức thấp nhất trong nhiều năm. Điều này phần nào cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn còn rất dè dặt.

Như vậy, tự doanh sẽ là phần được hướng tới, nhưng thực tế các CTCK lại không tham gia giao dịch cổ phiếu sôi động như thời gian trước đây. Không khó hiểu khi nhiều công ty lựa chọn tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi ngân hàng để duy trì khoản lợi nhuận ổn định từ các tổ chức tín dụng.

Cụ thể với Chứng khoán SSI, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) tăng hơn 1.100 tỉ đồng lên 4.600 tỉ (chủ yếu là các khoản tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn còn dưới 1 năm). Danh mục tài sản tài chính ghi nhận qua lãi lỗ (FVTPL) vẫn đang nằm nhiều ở chứng chỉ tiền gửi với giá trị đạt gần 18.400 tỉ đồng, tăng 13% so với đầu năm.

Chứng khoán KB gửi hơn 137 tỉ đồng vào ngân hàng, tăng mạnh 35% so với đầu năm. Danh mục FVTPL chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi từ các ngân hàng như SHB, MBB, HDBank, VietAbank… Trong khi cổ phiếu niêm yết chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ gần 5 triệu đồng.

Chứng khoán KBSV đã dồn phần lớn tiền vào gửi ngân hàng thay vì đưa vào kênh tự doanh trong quý I. Ảnh: KBSV
Chứng khoán KBSV đã dồn phần lớn tiền vào gửi ngân hàng thay vì đưa vào kênh tự doanh trong quý I. Ảnh: KBSV

Danh mục tài sản FVTPL của Chứng khoán BSC tăng 22% lên 1.700 tỉ đồng. Trái phiếu chưa niêm yết chiếm tỉ trọng lớn nhất trong danh mục này, đạt hơn 987 tỉ đồng, tăng 35%. Khoản đầu tư chứng chỉ tiền gửi cũng tăng gấp đôi lên mức 401 tỉ đồng. Trong khi đó, danh mục cổ phiếu niêm yết giảm gần 25% so với đầu năm còn 144 tỉ đồng.

Với VPS, dù tiền và tương đương tiền lại chuyển hóa thành tài sản tài chính FVTPL nhưng trong danh mục này chủ yếu tập trung giải ngân vào các công cụ thị trường tiền tệ, chứ không phải cổ phiếu.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Chứng khoán: Cổ phiếu bluechips đã không còn hấp dẫn với nhà đầu tư

Gia Miêu |

Trong bối cảnh ít doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng dương, dòng tiền đầu tư sẽ rất chọn lọc trên thị trường chứng khoán.

Chứng khoán 28.4: Tưng bừng đón kỳ nghỉ lễ, nhóm bất động sản nổi sóng

Nhóm PV |

Sự đột biến của dòng tiền giúp cho thị trường chứng khoán bật mạnh lên trong đợt khớp phiên kết tuần, tiến sát 1.050 điểm. Nhóm bất động sản và chứng khoán đua nhau nổi sóng với sắc xanh mơn mởn.

Thu ngân sách từ bất động sản, ô tô, chứng khoán suy giảm

TRÍ MINH |

Ngày 28.4, theo Tổng cục Thuế, thu ngân sách ghi nhận giảm ở một số ngành nghề, lĩnh vực như bất động sản, ô tô, chứng khoán.

Ưu đãi ở Khu thương mại tự do Đà Nẵng thu hút doanh nghiệp

Hoàng Bin - Mỹ Linh |

Chính sách thu hút đầu tư và cơ chế ưu đãi của Khu thương mại tự do Đà Nẵng nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp.

Loạt thương hiệu âm thầm rời khỏi mặt bằng "đất vàng" Hà Nội

Thu Giang |

Hà Nội - Nhiều thương hiệu, cửa hàng kinh doanh đang âm thầm rút lui khỏi mặt bằng tuyến phố trung tâm Thủ đô.

Tin 20h: “Sâu đẻ ra tiền” nhiễm bệnh hàng loạt ở Lâm Đồng

NHÓM PV |

“Sâu đẻ ra tiền” nhiễm bệnh hàng loạt ở Lâm Đồng; Dân lo lắng khi bãi biển dự kiến thành nơi đổ chất nạo vét...

CII chi hàng nghìn tỉ đồng đầu tư vào loạt dự án mới

Lục Giang |

CII có những động thái đầu tư vào loạt dự án mới. Trong khi đó, công ty phải lùi thời gian trả cổ tức để cơ cấu lại nguồn tiền đầu tư và trả nợ trái phiếu.

"Đánh thuế bất động sản giúp giảm giá nhà là không thực tế"

Linh Trang - Vũ Linh |

GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những nhận định về đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2 của Bộ Xây dựng.

Chứng khoán: Cổ phiếu bluechips đã không còn hấp dẫn với nhà đầu tư

Gia Miêu |

Trong bối cảnh ít doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng dương, dòng tiền đầu tư sẽ rất chọn lọc trên thị trường chứng khoán.

Chứng khoán 28.4: Tưng bừng đón kỳ nghỉ lễ, nhóm bất động sản nổi sóng

Nhóm PV |

Sự đột biến của dòng tiền giúp cho thị trường chứng khoán bật mạnh lên trong đợt khớp phiên kết tuần, tiến sát 1.050 điểm. Nhóm bất động sản và chứng khoán đua nhau nổi sóng với sắc xanh mơn mởn.

Thu ngân sách từ bất động sản, ô tô, chứng khoán suy giảm

TRÍ MINH |

Ngày 28.4, theo Tổng cục Thuế, thu ngân sách ghi nhận giảm ở một số ngành nghề, lĩnh vực như bất động sản, ô tô, chứng khoán.