Triển vọng tăng trưởng cho thị trường sách nói ở Việt Nam

KHÁNH AN |

Dù thị trường sách nói được dự báo tăng trưởng mạnh trong những năm tới, song theo Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), thị trường sách nói ở Việt Nam hiện nay còn rất nhỏ bé so với khu vực và thế giới.

Theo thống kê, thị trường sách nói toàn cầu hiện nay có trị giá hơn 5,3 tỉ USD và dự kiến sẽ đạt 35 tỉ USD vào năm 2030.

Điều này có nghĩa thị trường sách nói sẽ tăng trưởng 26,4% mỗi năm trong 7 năm tới, trong khi đó thị trường xuất bản sách chỉ tăng trưởng khoảng 1,9%.

Tại Việt Nam, từ năm 2015, một số nhà xuất bản bắt đầu thử nghiệm xuất bản các xuất bản phẩm điện tử với khoảng 1.163 đầu sách nhưng hầu hết là sách scan từ sách in để bán qua trang web.

Từ năm 2016 - 2018, số lượng đầu sách điện tử giảm mạnh do các nhà xuất bản tạm dừng xuất bản để hoàn thiện quy trình, hồ sơ đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về xuất bản.

Năm 2019, các nhà xuất bản tiếp tục đầu tư phát triển xuất bản phẩm điện tử, số lượng xuất bản khoảng 2.400 đầu sách. Năm 2020 xuất bản khoảng 2.050 đầu sách điện tử.

Đến tháng 11.2023, toàn quốc đã có 22 nhà xuất bản đăng ký và được xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử; 20 doanh nghiệp phát hành đăng ký và được xác nhận đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử.

Theo ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), thị trường sách nói ở Việt Nam hiện nay còn rất nhỏ bé so với khu vực và thế giới.

Theo số liệu khảo sát trên 1.041 người tiêu dùng Việt Nam vào tháng 10.2022 cho thấy, người tiêu dùng vẫn chưa thật sự tin tưởng và đánh giá cao về chức năng, sự tiện dụng và tính nhất quán của các ứng dụng sách nói.

"Đa số người dùng sẽ sử dụng ứng dụng sách nói nhiều hơn nếu có chương trình giảm giá, khuyến mại và sách có sẵn trong ứng dụng. Thử tìm kiếm cụm từ “sách nói” trên Google thì có khoảng 301 triệu kết quả, tuy nhiên trong đó có nhiều website vi phạm bản quyền, hoặc các kênh đọc sách không có bản quyền" - ông Nguyễn Nguyên cho hay.

Thêm vào đó, việc sản xuất sách nói ở Việt Nam có chi phí khá cao, gấp hai đến ba lần so với chi phí bản quyền làm sách điện tử thông thường, chưa kể việc đầu tư hạ tầng cho nền tảng nghe sẽ tăng gấp nhiều lần hơn nền tảng đọc.

Để phát triển thị trường sách nói thời gian tới, theo ông Nguyễn Nguyên, cần chuyển đổi phương thức xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập.

Mục tiêu đến năm 2025, số lượng xuất bản phẩm điện tử chiếm tỷ lệ 30% trong tổng số xuất bản phẩm xuất bản hàng năm; 100% nhà xuất bản thực hiện quy trình biên tập, đọc duyệt nội dung trên nền tảng công nghệ số.

Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ; công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực podcast và audio tham gia vào phát triển thị trường sách nói.

Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế để nghiên cứu, chuyển giao công nghệ xuất bản hiện đại, kết nối thị trường trong nước với các nước trong khu vực và quốc tế.

Thêm vào đó, cần kết hợp các nền tảng công nghệ với sách nói sẵn có, kết hợp việc đầu tư sử dụng âm thanh trí tuệ nhân tạo (voice AI) giúp giảm chi phí sản xuất file audio thành phẩm, nâng cao chất lượng giọng đọc, phù hợp với nội dung của nhiều loại sách.

Các doanh nghiệp Việt Nam cơ bản cung cấp nền tảng công nghệ để chuyển đổi sách voice AI, song song với việc hạn chế, đi đến loại bỏ các site audio lậu đưa AI vào mà không xin phép tác giả hay đơn vị giữ bản quyền, thông qua các biện pháp phát hiện, xử lý nội dung bị vi phạm bằng âm thanh.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Kim Đồng giới thiệu loạt sách đón Tết Giáp Thìn 2024

Thanh Hương |

Nhân dịp Tết Nguyên dán Giáp Thìn, nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều ấn phẩm mới chủ đề về Tết.

Phố sách Xuân Giáp Thìn sẽ mở cửa xuyên Tết

Anh Vũ |

Lễ khai mạc Phố sách Xuân Giáp Thìn 2024 sẽ chính thức diễn ra lúc 9h30 ngày 5.2, tại Phố sách Hà Nội, số 19-12, quận Hoàn Kiếm.

Giải pháp ngăn việc xâm phạm bản quyền sách nói tại Việt Nam

Nhóm PV |

Sáng 26.10, tại hội thảo “Khai thác và thực thi bản quyền trên không gian mạng" do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Cục bản quyền tác giả tổ chức tại TPHCM, doanh nghiệp đại diện quyền tác giả đã nêu thực trạng vi phạm bản quyền sách nói nghiêm trọng trên không gian mạng và đưa ra các giải pháp để quá trình chuyển đổi số đối với sách nói diễn ra hiệu quả.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.