Hành trình của bản quyền World Cup tại Việt Nam

TAM NGUYÊN |

Khái niệm “mua bản quyền truyền hình World Cup” chỉ bắt đầu tại Việt Nam cách đây 2 thập kỷ.

Những ngày gần đây, người hâm mộ Việt Nam đã đón nhận thông tin ban đầu khá lạc quan về chuyện bản quyền truyền hình World Cup 2022.

Theo đó, sau một thời gian khá căng thẳng và lo ngại giải đấu ở Qatar sẽ không vượt qua biên giới Việt Nam, đến lúc này, câu chuyện mà giới truyền thông đưa tin là việc công bố Việt Nam sở hữu bản quyền kỳ Cúp thế giới thứ 22 trong lịch sử “chỉ còn là vấn đề thời gian”.

Đến lúc này, giá cả cụ thể vẫn chưa được tiết lộ. Tất cả mới chỉ biết rằng, đơn vị chào bán bản quyền đưa ra mức giá 15 triệu USD. Hơn 300 tỉ đồng là một con số khiến các nhà đài chùn bước và đương nhiên, cũng là mức giá vượt xa so với thời điểm ban đầu Việt Nam làm quen với khái niệm “bản quyền truyền hình World Cup”.

Lao Động sẽ cùng độc giả nhìn lại hành trình của câu chuyện bản quyền World Cup tại Việt Nam.

Hình ảnh của các kỳ World Cup đã sớm có mặt tại Đông Nam Á cũng như Việt Nam. Ảnh: FIFA
Hình ảnh của các kỳ World Cup đã sớm có mặt tại Đông Nam Á cũng như Việt Nam. Ảnh: FIFA

Năm 1930 là lần đầu tiên Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) tổ chức World Cup. Tuy nhiên, phải đến 24 năm sau (1954), vấn đề bản quyền truyền hình mới chính thức được đề cập.

Nhưng theo những dữ liệu lịch sử, World Cup 1966 ở Anh có thể được coi là bước ngoặt thực sự trong mối liên hệ giữa bóng đá và truyền hình.

Cùng với thế giới, những hình ảnh về World Cup qua truyền hình cũng sớm đến với Châu Á và khu vực Đông Nam Á. Ít người biết rằng, một số nước Đông Nam Á lại có bản quyền truyền hình sớm hơn so với nhiều quốc gia lớn ở cả Châu Âu lẫn Châu Á.

Truyền hình Malaysia và Singapore mang World Cup về cho người hâm mộ từ năm 1966, duy trì điều đó cho đến hiện tại. Với Thái Lan, Indonesia, Campuchia là từ 1970, Brunei 1978, Myanmar 1982, Lào 1986. Timor Leste và Philippines đến 2006 mới có bản quyền truyền hình World Cup.

World Cup tại Việt Nam

Với Việt Nam, trước ngày đất nước thống nhất, World Cup từng đến vào năm 1974, nhưng chỉ có duy nhất trận chung kết giữa Tây Đức và Hà Lan. 8 năm sau, World Cup 1982 tại Tây Ban Nha là sự kiện đầu tiên người hâm mộ Việt Nam được thưởng thức trọn vẹn qua truyền hình (đen trắng).

Trong thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90, fan hâm mộ ở Việt Nam được xem World Cup… miễn phí, khi xin tiếp sóng từ Liên Xô – quốc gia có đội tuyển tham dự (Mexico 1986, Italia 1990), hoặc chỉ đổi lại bằng quảng cáo (Mỹ 1994).

World Cup 1998 là giải đấu cuối cùng Việt Nam không phải mua bản quyền, chỉ tốn khoản phí truyền dẫn. Ảnh: FIFA
World Cup 1998 là giải đấu cuối cùng Việt Nam không phải mua bản quyền, chỉ tốn khoản phí truyền dẫn. Ảnh: FIFA

Theo năm tháng, từ truyền hình đen-trắng dần chuyển sang truyền hình màu, công nghệ cũng tiến bộ hơn để từ đó, khái niệm bản quyền truyền hình bắt đầu xuất hiện.

Dù vậy, ở kỳ World Cup cuối cùng của thế kỷ 20 (Pháp 1998), vẫn chưa phải mua bản quyền. Vì Việt Nam là quốc gia nằm trong Cộng đồng Pháp ngữ nên nên chủ nhà Pháp chỉ đề nghị một khoản phí 40.000 USD để truyền dẫn vệ tinh.

Bước sang thế kỷ 21, khi sự hội nhập của Việt Nam với thế giới đã sâu và rộng hơn, bản quyền truyền hình trở thành vấn đề “nghiêm túc”. Khi các đơn vị truyền hình đều phải bỏ ra số tiền lớn dần để sở hữu bản quyền. Dù vẫn nhận được sự ưu đãi nhất định thì năm 2002 (tại Nhật Bản và Hàn Quốc), mức phí vẫn là 1 triệu USD (FIFA chào giá 2 triệu USD).

Sau đó, bản quyền World Cup 2006 ở Đức là 2 triệu USD, tại Nam Phi 2010 là 2,7 triệu USD, tại Brazil 2014 tăng gần hơn 2 lần rưỡi – lên 7 triệu USD và ở World Cup gần nhất là 2018 tại Nga, giá tiền lên đến 12 triệu USD. Năm đó, Việt Nam là quốc gia cuối cùng có bản quyền World Cup, nhưng truyền hình quốc gia cũng phải nhờ đến sự hỗ trợ phần lớn của một số doanh nghiệp thì người hâm mộ Việt Nam mới được trực tiếp chứng kiến đội tuyển Pháp lần thứ hai vô địch thế giới.

Như đã nói trên, năm nay, bản quyền truyền hình World Cup 2022 được chào bán cho Việt Nam với giá 15 triệu USD…

TAM NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

FIFA tốn 200 triệu USD cho các câu lạc bộ trong thời gian World Cup 2022

TAM NGUYÊN |

Hơn 200 triệu USD sẽ là chi phí FIFA trả cho các câu lạc bộ có cầu thủ phải phục vụ đội tuyển quốc gia ở World Cup 2022.

Ukraine tham gia liên minh xin đăng cai World Cup 2030

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo The Time, Ukraine sẽ tham gia liên minh cùng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha để đấu thầu đăng cai World Cup 2030.

Tuyển Argentina được dự đoán vô địch World Cup 2022

NGUYỄN ĐĂNG |

Tuyển Argentina tiếp tục củng cố sức mạnh trước thềm World Cup 2022 – giải đấu họ được dự đoán vô địch, sau chiến thắng 3-0 trước Honduras vào sáng 24.9.

Chốt phương án tái định cư cho Làng Nủ sau thiên tai

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Khu tái định cư này trước mắt dự kiến bố trí 40 ngôi nhà cho 40 gia đình Làng Nủ bị thiệt hại trong trận lũ quét, sạt lở đất vừa qua.

Quán cơm bình dân đông khách nhất Hạ Long bị tẩy chay

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc vụ quán Cơm sạch bà Liên bị dư luận đề nghị tẩy chay.

Hà Nội có hơn 40 điểm ngập sau trận mưa sáng 16.9

KHÁNH AN |

Trận mưa lớn đêm 15.9, rạng sáng 16.9 khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn Hà Nội ngập úng nặng.

Hầm xe ngập trong biển nước, hàng chục xe máy suýt "chết đuối"

Việt Anh |

May mắn kịp dậy lúc nửa đêm, cư dân tại một chung cư mini trên phố Cự Lộc (Thanh Xuân, Hà Nội) đã cứu được hàng chục xe máy trước khi hầm xe ngập hoàn toàn.

Các điểm du lịch Quảng Ninh tan hoang sau bão

Thanh Hải |

Là một trong những tỉnh thành phía Bắc bị tàn phá bởi bão số 3 Yagi, Quảng Ninh chịu vô số thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch.