Vẫn chưa có cơ chế đấu nối cho điện mặt trời mái nhà tự dùng

Cường Ngô |

Nhà đầu tư muốn lắp điện mặt trời mái nhà để tự dùng, không phát lên lưới điện quốc gia nhưng hiện gặp vướng do chưa có cơ chế, EVN đề nghị cần có cơ chế ràng buộc về trách nhiệm tự chịu rủi ro nếu đấu nối hệ thống này.

Tại tờ trình Tờ trình số 3158 gửi Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc "Xử lý, giải quyết các vướng mắc phát sinh về điện mặt trời mái nhà", EVN cho biết, trong khi chờ Chính phủ ban hành cơ chế mới và hướng dẫn thực hiện của Bộ Công Thương về điện mặt trời mái nhà, ngành điện đã "tạm thời không thực hiện thỏa thuận đấu nối các hệ thống điện mặt trời mái nhà vào lưới điện".

Điều này khiến một số chủ đầu tư và địa phương đề nghị được đấu nối hệ thống điện mặt trời mái nhà để tự tiêu dùng tại chỗ, không phát lên lưới điện của Tổng công ty điện lực, Công ty điện lực.

Chẳng hạn, Công ty TNHH Norsk Solar Việt Nam muốn đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà cho các khu công nghiệp, nhà máy, trung tâm thương mại.

Công ty TNHH Maruha Chemical Việt Nam đầu tư điện mặt trời mái nhà tại hệ thống nhà máy để tự dùng nội bộ. Hay Sở Công Thương Tiền Giang lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại trụ sở làm việc 8 sở, ngành và trung tâm hành chính công tỉnh Tiền Giang...

Theo EVN, do các hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt trong phạm vi quản lý của chủ đầu tư, không thuộc quản lý của các Tổng công ty, Công ty điện lực, nên nếu không chấp thuận để các chủ đầu tư phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng có thể gây phản ứng tiêu cực từ họ.

Tuy nhiên, nếu EVN chấp thuận để các chủ đầu tư phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng sẽ có rủi ro vì chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng quy định về điều kiện, trình tự thủ tục đấu nối, tiêu chuẩn lắp đặt, yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống điện mặt trời tự dùng.

EVN kiến nghị các bộ, ngành cần sớm có quy định cụ thể về cơ chế ràng buộc trách nhiệm tự chịu rủi ro khi lắp điện mặt trời mái nhà tự dùng.
EVN kiến nghị các bộ, ngành cần sớm có quy định cụ thể về cơ chế ràng buộc trách nhiệm tự chịu rủi ro khi lắp điện mặt trời mái nhà tự dùng. Ảnh: Tuấn Phong

EVN cho rằng, việc không kiểm soát đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà để tự dùng, có thể gây khó khăn đến việc lập kế hoạch huy động các nguồn điện hiện hữu khác, để đảm bảo cân bằng cung cầu trong vận hành hệ thống điện quốc gia, nhất là tại khu vực miền Trung, miền Nam (khi hệ thống điện mặt trời của khách hàng bị sự cố, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng tại chỗ như dự kiến thì cần có cơ chế ràng buộc về trách nhiệm tự chịu rủi ro của khách hàng).

Ngoài ra, khi hệ thống điện mặt trời mái nhà của khách hàng bị sự cố, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng tại chỗ như dự kiến, cần có cơ chế ràng buộc về trách nhiệm tự chịu rủi ro của khách hàng.

Do đó, EVN xin ý kiến Hội đồng thành viên cho phép EVN có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương sớm có quy định cụ thể về cơ chế ràng buộc về trách nhiệm tự chịu rủi ro của khách hàng, điều kiện, trình tự thủ tục đấu nối, tiêu chuẩn lắp đặt, yêu cầu kỹ thuật, giám sát đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà, để tự tiêu dùng tại chỗ, không phát điện lên lưới điện của các tổng công ty điện lực, công ty điện lực. Trước mắt xem xét ưu tiên lắp đặt tại khu vực miền Bắc.

Tờ trình của EVN cũng đưa ra những kiến nghị giải quyết tranh cãi về thủ tục đăng ký kinh doanh điện mặt trời đối với hộ gia đình, cá nhân bán điện cho tổng công ty điện lực, công ty điện lực.

Trong đó trình Hội đồng thành viên phê duyệt hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà đối với hộ gia đình, cá nhân.

EVN sẽ thanh toán tiền mua điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng không phải đăng ký, bổ sung ngành, nghề kinh doanh điện mặt trời mái nhà.

Với chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà thuộc đối tượng phải đăng ký, bổ sung ngành, nghề kinh doanh cung cấp thông tin về việc đã hoàn thành thủ tục này theo quy định.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Muốn có giá mới cho điện mặt trời phải chờ Quy hoạch Điện VIII phê duyệt?

Cường Ngô |

Trao đổi với Lao Động, ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - cho rằng, muốn có cơ chế giá mới chắc phải chờ Quy hoạch Điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch Điện VIII là căn cứ để thiết kế cơ chế đấu thầu, khung giá mới cho điện mặt trời.

Bộ Công Thương vẫn "đang xây dựng" cơ chế giá mới cho điện mặt trời

Cường Ngô |

Theo lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương đang được Chính phủ giao xây dựng Thông tư quy định về khung giá bán điện cho các loại hình phát điện, trong đó có điện mặt trời. Cơ chế này vẫn đang trong quá trình dự thảo.

Hai năm chưa có giá mới, DN điện mặt trời phải thanh lý thiết bị để trả nợ

Cường Ngô |

Đa phần những doanh nghiệp làm điện mặt trời chờ cơ chế giá mới đều là những doanh nghiệp trung bình và lớn. Để đầu tư, doanh nghiệp phải đi vay mượn ngân hàng. Mỗi lần tới hạn trả nợ ngân hàng là doanh nghiệp lại "nghẹt thở" vì không biết lấy đâu ra tiền để trả.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.