10 sai lầm về quản lý tài chính thông minh khiến nghèo lại hoàn nghèo

Đức Mạnh |

Những điều mỗi người làm hàng ngày dính dáng đến tiền bạc, đó chính là tài chính cá nhân. Tuy nhiên vẫn còn những định kiến chưa đúng, dẫn đến quản lý tài chính thông minh chưa hiệu quả.

1. Quản lý tài chính chỉ là kiểm soát chi tiêu

Một số người cho rằng quản lý chi tiêu là tài chính cá nhân. Số khác lại nghĩ rằng đầu tư là tài chính cá nhân. Những ý kiến này đều đúng nhưng chưa đủ.

Tài chính cá nhân là quản lý tài chính toàn diện. Nó bao gồm tất cả những khía cạnh liên quan đến tiền bạc: Kiếm tiền, tiết kiệm, sử dụng, bảo vệ và đầu tư. Tất cả hướng đến đạt được mục tiêu tài chính của cá nhân và gia đình.

2. Tài chính cá nhân chỉ dành cho người giàu

Đây có lẽ là hiểu lầm phổ biến nhất. Họ mặc định rằng quản lý tài chính chỉ áp dụng cho chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư, tựu chung là cho người giàu trong xã hội. Song suy nghĩ đó là không đúng.

Tài chính cá nhân là cách chúng ta quản lý tiền bạc để nâng cao cuộc sống của mình. Tài chính cá nhân vì thế dành cho tất cả mọi người.

3. Chưa kiếm tiền hết "công suất"

Theo các chuyên gia tài chính cá nhân, hầu hết chúng ta chưa sử dụng hết tiềm năng của mình để kiếm tiền. Những lý do có thể kể ra như sau: chưa làm đúng việc mà mình giỏi nhất, lười học tập để phát triển bản thân, có thái độ chưa đúng và tận lực với công việc đang làm.

Kiếm tiền, mà ở đây là làm việc với công suất cao nhất chính là bước đầu tiên trong tài chính cá nhân.

4. Mơ tưởng về nguồn thu nhập bị động

Tại Việt Nam, cụm từ thu nhập thụ động bị nhiều người hiểu nhầm và vì thế cũng dần biến chất. Nhiều người vì mơ tưởng làm ít hưởng nhiều mà tham gia vào các lời quảng cáo lừa đảo như bán hàng đa cấp bất chính.

GS-TS Andreas Stoffers - Giám đốc quốc gia Quỹ Friedrich Naumann tại Việt Nam - nhấn mạnh: "Giàu có cái giá của nó. Đó là bạn cần đầu tư thời gian và công sức. Khi mọi người đi chơi ở những quán rượu, bạn nên chọn về nhà sớm hơn. Bạn phải vượt qua những khó khăn và nhiều người ganh ghét. Và luôn quan tâm đến sức khoẻ và tâm hồn của mình. Tất cả những điều trên sẽ đổi lại được sự tự do thực sự".

5. Gộp quỹ cá nhân vào quỹ cho công việc

Nhiều người không tách bạch quỹ cá nhân, quỹ gia đình ra khỏi quỹ dành cho công việc. Họ nhập chung các quỹ này vào với nhau. Làm như vậy nếu xảy ra rủi ro với công việc thì quỹ tài chính cá nhân, gia đình cũng sớm "bốc hơi" theo.

Ví dụ, không nên cho tiền tiếp khách, biếu tặng... vào quỹ cá nhân. Thay vào đó, bạn cần tách bạch hai quỹ này. Người khởi nghiệp thì không dồn hết tiền cá nhân vào khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp phải trả cổ tức và tiền lương cho bản thân và dùng chúng xây dựng quỹ tài chính cá nhân...

Ảnh: Shutterstock
Ảnh minh hoạ: Shutterstock

6. Chi tiêu cảm hứng, không lên kế hoạch

Nhiều người có tiền là tiêu, không biết nên ưu tiên tiêu gì trước sau. Hậu quả là tiền bị sử dụng sai mục đích và chúng ta không tiết kiệm, tích lũy được bao nhiêu.

Trong quản lý tài chính thông minh, mỗi người cần phải đặt thứ tự ưu tiên như sau: tiết kiệm và nhu cầu thiết yếu là hai quỹ cần phải được xếp lên hàng đầu, sau đó mới đến các quỹ tiện nghi, sinh hoạt, giáo dục, tiết kiệm để mua sắm, hưởng thụ và giúp đỡ người khác. Đây còn gọi là quy tắc 6 chiếc lọ.

7. Tiêu hết sạch rồi mới tiết kiệm

Nhiều người có thói quen sau khi nhận lương sẽ tiêu sài xả láng, sau đó gần cuối tháng mới cắt xén tiết kiệm. Điều này là chưa đúng.

Đổi lại, hãy tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm trước khi phân bổ về các quỹ khác. Đầu tháng mỗi khi nhận tiền lương thì bạn nên giữ lại từ 10-20% để tiết kiệm, sau đó mới chia tiền vào những quỹ còn lại.

8. Nghiện vay tiêu dùng vì tiền "dễ dãi"

Nhiều người vì đam mê mua sắm, thích sự tiện nghi hoặc để được bằng bạn bằng bè thì chọn cách mua trả góp. Bởi nghĩ, số tiền trả góp hàng tháng không lớn, sau đó bị cuốn vào vòng xoáy vay nợ.

Thực tế, lãi suất của vay tiêu dùng trả góp là rất cao nên để an toàn, chúng ta nên tạo một quỹ tiết kiệm dành cho việc mua những mặt hàng tiêu dùng có giá trị lớn.

9. Tiêu xài như người giàu hơn mình

Chúng ta vẫn được khuyên nên kết bạn với người có tinh thần tích cực, người giỏi và nhất là người giàu có. Khi đó, bạn sẽ học được nhiều từ họ và cũng phát triển tiến bộ theo.

Tuy vậy, chúng ta không nên tiêu xài bằng với mức của người nhiều tiền. Nếu mải mê đua theo họ thì khó mà dư tiền để tích lũy. Các chuyên gia khuyên chúng ta cần biết cách giao tiếp tế nhị, vừa giữ được tình bạn với người giàu hơn mình, vừa giữ được sự tự trọng của bản thân.

10. Giữ khăng khăng tiền mặt

Một số người kỹ tính quá không dám đầu tư, chỉ gửi ngân hàng, thậm chí tự cất giữ tiền. Điều này đẩy tiền của họ vào rủi ro bị mất giá vì tác động của lạm phát hàng năm.

Giả sử mới mức lạm phát 3%, sau 10 năm thì giá trị tiền của chúng ta trong tương lai sẽ chỉ tương đương 45 % giá trị hiện tại (tính theo lãi kép).

Cách tốt nhất là đem đi đầu tư với ưu tiên tỉ lệ sinh lời cần lớn hơn tỉ lệ lạm phát hàng năm và rủi ro trong tầm kiểm soát.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!

Chương trình Tài chính thông minh được phối hợp thực hiện bởi Báo Lao Động và viện Friedrich Naumann Việt Nam (FNF). Chuỗi video được phát sóng vào 19h tối thứ Năm hàng tuần với sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học, tổ chức tài chính uy tín… cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Tài chính thông minh: Bí quyết là "con nợ thông minh" khi vay tiền mua nhà

Nhóm PV |

Trong số 18 của chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn), TS Trịnh Thị Phan Lan sẽ trả lời thắc mắc về khi nào nên vay nợ mua nhà và những lưu ý khi vay thế chấp.

Tài chính thông minh: Lối tắt đến giàu nhanh, có hay không?

Nhóm PV |

Cưới một người giàu có, trúng sổ số hay được thừa kế… có thể giúp bạn dư dả tài chính. Nhưng khả năng của những điều này là rất thấp. Trong số 16 của chương trình Tài chính thông minh, GS TS Andreas Stoffers sẽ chia sẻ về phương pháp để  làm giàu một cách bền vững.

Tài chính thông minh: Lương 25 triệu đồng mua nhà, sinh con như nào?

Nhóm PV |

Trong số 15 của chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn), Ths Hoàng Hồng Hạnh sẽ trả lời chi tiết về câu hỏi làm sao để mua nhà và sinh con với thu nhập 25 triệu đồng/tháng.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.