3 kịch bản kinh tế Việt Nam sau đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát

Trà My |

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại lần thứ 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tiến sĩ Cấn Văn Lực và các chuyên gia dự báo GDP năm 2021 tăng trưởng 5,8-6%, thấp hơn mức 6,5-7% dự báo hồi đầu năm.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa đưa ra những đánh giá tác động đợt bùng phát lần thứ 4 tới hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam, dự báo kịch bản tăng trưởng cả năm.

Theo đó, với kịch bản cơ sở: Các nước trên thế giới cơ bản triển khai thành công việc tiêm vaccine vào quý IV/2021, giúp giảm dần tình trạng lây nhiễm, khôi phục đa số hoạt động kinh tế - xã hội tại các nước; căng thẳng thương mại và bất ổn địa chính trị lắng dịu hơn tạo tiền đề khôi phục thương mại và đầu tư toàn cầu.

Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trong tháng 8.2021, tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022; kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, nền kinh tế tăng trưởng theo xu hướng xanh, bền vững hơn trên nền tảng kinh tế số, đổi mới sáng tạo, quá trình cơ cấu lại được thúc đẩy, thu hút đầu tư (cả trong và ngoài nước) hồi phục tạo điều kiện phục hồi, tăng trưởng kinh tế tích cực. Khi đó, tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt từ 5,8-6%.

TS Cấn Văn Lực. Ảnh TL
Tiến sĩ Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế cho rằng: "Nhiệm vụ ưu tiên số 1, quan trọng hàng đầu hiện nay vẫn phải là tiếp tục phòng chống và kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả cùng với việc đẩy nhanh tiến trình vaccine" . Ảnh: TL

Với kịch bản tích cực, các nước trên thế giới cơ bản triển khai thành công việc tiêm vaccine vào quý IV/2021 giúp giảm dần tình trạng lây nhiễm, khôi phục đa số hoạt động kinh tế - xã hội tại các nước; căng thẳng thương mại và bất ổn địa chính trị lắng dịu hơn tạo tiền đề khôi phục thương mại và đầu tư toàn cầu.

Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát ngay trong tháng 7.2021, tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý I/2022; kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được đẩy nhanh; quá trình cơ cấu lại, chuyển đổi số được thúc đẩy; thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tiêu dùng nội địa hồi phục nhanh...v.v. Khi đó, tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt 6,3-6,5%.

Với kịch bản tiêu cực, tới cuối năm 2021, dịch bệnh mới cơ bản được kiểm soát ở khối các nước phát triển, vaccine chậm đưa vào tiêm chủng tại các quốc gia đang phát triển do hạn hẹp về nguồn cung, quá trình phục hồi khó khăn, hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu chỉ phục hồi nhẹ.

Tại Việt Nam, đợt dịch này cơ bản được kiểm soát đến hết quý III/2021, quá trình tiêm vaccine chậm triển khai và chỉ đạt mức miễn dịch cộng đồng vào quý III/2022, dẫn tới việc chậm khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm. Khi đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 5,1-5,3%.

“Nhiệm vụ ưu tiên số 1, quan trọng hàng đầu hiện nay vẫn phải là tiếp tục phòng chống và kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả cùng với việc đẩy nhanh tiến trình vaccine.

Tiếp theo, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã ban hành.

Thêm vào đó, cần cập nhật kịch bản phục hồi, phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh mới đến hết năm 2021 và giai đoạn 2022-2025; trong đó, cần kiên định mục tiêu kép, tìm kiếm các động lực tăng trưởng thay thế, bổ sung và chính sách phục hồi xanh.

Cuối cùng, chính phủ cần kiên định giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô” - Tiến sĩ Cấn Văn Lực nói.

Trà My
TIN LIÊN QUAN

Tin nhanh 60s: Thêm 80 ca tử vong do COVID-19 trong 10 ngày

NHÓM PV |

Tin nhanh 60s: Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 vừa có thông báo về 80 ca tử vong do COVID19 số 255 đến số 334. Thông tin cụ thể như sau, Tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 9 đến ngày 19 tháng 7 có 70 ca tử vong.

Việt Nam thêm 2.180 ca mắc COVID-19 mới, 380 bệnh nhân được chữa khỏi

Thùy Linh |

Tối 19.7, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận 2.180 ca mắc COVID-19 mới trong 12 giờ qua. Hôm nay có 380 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Lộ tên 6 mã chứng khoán ngân hàng lọt rổ VNFinLead trong kỳ cơ cấu tháng 7

Trà My |

HOSE đã tăng số lượng mã chứng khoán trong rổ VNFinLead từ con số 14 hiện tại lên 19 cổ phiếu. Trong đó, có 6 cổ phiếu được thêm mới.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.