"Bóng ma" COVID-19 và cảnh báo an ninh lương thực toàn cầu

Hương Nguyễn (lược dịch) |

COVID-19 vẫn tiếp tục đe dọa đến tính mạng và sinh kế của hàng triệu người dân. COVID-19 đã làm cho người đói càng đói và người nghèo càng nghèo hơn. Vậy chúng ta đã học được những bài học gì và triển vọng an ninh lương thực của thế giới?

Một năm kể từ khi Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) lần đầu tiên đưa ra cảnh báo “COVID-19 có thể dẫn đến khủng hoảng an ninh lương thực nếu các biện pháp thích hợp không được thực hiện”.

Đến nay, thế giới trải qua hai cột mốc nghiệt ngã: 100 triệu ca nhiễm COVID-19 và 2 triệu ca tử vong. Đồng thời, ít nhất 4 quốc gia là Yemen, Nam Sudan, Nigeria và Burkina Faso đang đối mặt với nạn đói, hơn 13 quốc gia khác rơi và cảnh khó khăn. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã công bố Nhóm đặc nhiệm cấp cao về ngăn chặn nạn đói.

Gần một năm trước, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP) David Beasely đã đứng trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và cảnh báo về nạn đói. Tuần trước, ông David Beasely thông báo: “Chúng ta một lần nữa trượt về phía bờ vực thẳm. Con số khủng khiếp 272 triệu người phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng hiện nay”.

Nguồn cung lương thực toàn cầu

Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) ước tính một kỷ lục toàn cầu mới về sản lượng ngũ cốc đã đạt được vào năm 2020 - khoảng 2,7 tỉ tấn gạo, lúa mì, ngô và lúa mạch. Bất chấp việc áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu lúa mì ở Nga gần đây, thương mại ngũ cốc toàn cầu vẫn phát triển đáng kể khi đối mặt với đại dịch.

Một phần kết quả đó có được là do lời kêu gọi của các tổ chức quốc tế cảnh báo chống việc hạn chế xuất khẩu.

Mặc dù hoạt động tại các cửa khẩu và cảng lớn trên khắp thế giới chậm lại do phải áp dụng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt nhưng việc xuất – nhập khẩu vẫn diễn ra đều đặn.

Chỉ số giá lương thực của FAO đã đạt mức cao nhất trong 6 năm, tăng chậm hơn trong 6 tháng qua do những cú sốc về nguồn cung liên quan đến vấn đề thời tiết và xu hướng bảo hộ. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so thời kỳ Đại suy thoái.

Khủng hoảng kinh tế

Khi dịch COVID-19 bùng phát là một cuộc khủng hoảng về tiếp cận thực phẩm.

Cuộc suy thoái toàn cầu do COVID-19 gây ra lớn hơn so với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008–2009 và là cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ Thế chiến II. Nền kinh tế toàn cầu giảm từ 4,3% đến 5,2% vào năm 2020. Nhiều nước đang phát triển phải đối mặt với thiệt hại về du lịch và dự trữ ngoại hối.

Ngân hàng Thế giới ước tính lượng kiều hối - một “ngành công nghiệp” trị giá nửa nghìn tỉ đôla - đã giảm 7% vào năm 2020 (mặc dù giảm so với dự đoán lỗ ban đầu là 20%).

Nạn đói

Chuyên gia của IFPRI cho rằng nghèo đói ở Châu Phi cận Sahara có khả năng tăng 15% ở các vùng nông thôn và 44% ở các vùng thành thị.

Chế độ ăn của người dân có thể bị ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ em. Các nghiên cứu cho rằng khi đối mặt với thiệt hại về thu nhập, các gia đình thường sử dụng thực phẩm rẻ hơn, ít dinh dưỡng hơn và thực phẩm chế biến sẵn.

Hơn nữa, các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây và rau quả đòi hỏi chuỗi cung ứng phức tạp hơn (bao gồm cả chuỗi lạnh) đã chứng tỏ khả năng chống chịu kém hơn đối với các cú sốc vận chuyển liên quan đến COVID-19.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, hơn 39 tỉ bữa ăn ở trường học đã bị bỏ lỡ, với gần 400 triệu học sinh có thể bị ảnh hưởng. Các chuyên gia ước tính rằng có thêm 6 đến 7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi có khả năng bị suy dinh dưỡng cấp tính do hậu quả của đại dịch, dẫn đến thêm 10.000 ca tử vong mỗi tháng. Suy dinh dưỡng có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn. Suy dinh dưỡng thậm chí có thể làm giảm hiệu quả của vaccine sau khi được sử dụng.

Hương Nguyễn (lược dịch)
TIN LIÊN QUAN

Yên Bái: Truy vết các F1 của chuyên gia Trung Quốc dương tính COVID-19

Văn Đức |

1 chuyên gia người Trung Quốc sau thời gian cách ly tại Yên Bái khi trở về nước đã dương tính với COVID-19

Ngày 1.5, Bộ Y tế công bố 14 ca mắc mới COVID-19, trong đó 3 ca trong nước

Lệ Hà |

18h00 ngày 1.5, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, có 14 ca mắc mới (BN2929-2942) trong đó có 11 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Đà Nẵng (2), TP.Hồ Chí Minh (3), Hà Tĩnh (3) và Quảng Ninh (3) và 3 ca ghi nhận trong nước tại Hà Nam.

An ninh lương thực Việt Nam trước bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát

Hương Nguyễn |

Trong kịch bản xấu nhất khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các chuyên gia nông nghiệp nói gì về vấn đề an ninh lương thực của Việt Nam?

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.