Chưa vận hành, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã trả nợ Trung Quốc gần 600 tỉ đồng

LA |

Dù vẫn đang chậm tiến độ và chưa thể vận hành, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã trả nợ được 2 năm với khoảng 26 triệu USD, tương đương với gần 600 tỉ đồng.

Thông tin này được đưa ra trong thông báo Bộ Tài chính gửi Bộ Giao thông Vận tải và Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Theo đó, việc trả nợ khoản vay tín dụng cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào tháng 1 là 2,9 triệu USD.

Theo cam kết, việc trả nợ các khoản vay cho gói tín dụng ưu đãi 250 triệu USD bổ sung từ Ngân hàng Eximbank (Trung Quốc) có thời gian 9 năm, bắt đầu từ tháng 1.2016 đến năm 2025 và đến nay, Việt Nam đã trả nợ được 2 năm với số tiền khoảng 26 triệu USD.

Từ nay đến năm 2025, mỗi năm phía Việt Nam sẽ trả nợ làm 2 lần vào 21.1 và 21.7 hàng năm. Số tiền phải trả mỗi kỳ là 14,4 triệu USD, tương đương 325 tỉ đồng.

Như vậy, trung bình mỗi năm, Việt Nam phải trả nợ cho Trung Quốc khoảng 650 tỉ đồng vốn vay để làm đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông cho khoản vay bổ sung 250 triệu USD.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được xây dựng bằng vốn ODA Trung Quốc với tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD (tương đương 8.700 tỉ đồng), trong đó vốn vay Trung Quốc 419 triệu USD, vốn đối ứng trong nước là 113 triệu USD.

Do nhiều nguyên nhân, dự án đã được điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 891 triệu USD (tương đương 18.792 tỉ đồng), trong đó vốn vay Trung Quốc bổ sung là 250 triệu USD từ năm 2017.

Dự án được khởi công tháng 10.2011 và hiện đã chậm kế hoạch 3 năm. Tiến độ mới nhất Tổng thầu Trung Quốc đưa ra là chạy thử vào tháng 9.2018 và khai thác thương mại vào cuối năm 2018.

LA
TIN LIÊN QUAN

Thiếu vốn, đường sắt Cát Linh - Hà Đông "phá sản" kế hoạch chạy thử?

Cường Ngô |

Theo kế hoạch, 2 tuần nữa, đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy thử liên động toàn hệ thống. Nhưng phương án này gần như “phá sản” vì thiếu vốn.

Giải ngân vốn ODA chậm chạp, Thủ tướng nói: “Ông không làm được thì ông thôi, đừng làm”

|

Sửa đổi các điều kiện vay vốn tại các hiệp định theo hướng nâng cao tính cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu tránh để tình trạng chỉ định thầu các nhà thầu không đủ năng lực như trường hợp dự án đường sắt tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội).

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Tắc vốn dẫn tới thi công cầm chừng, đối phó

KHÁNH HOÀ - TRẦN VƯƠNG |

Trong khi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, 9 nhà đầu tư sẵn sàng xuống tiền đầu tư cho 6 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, nhưng dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông lại “ngắc ngoải” vì tắc vốn. Nguy cơ tiếp tục chậm tiến độ là nhãn tiền.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Thiếu vốn, đường sắt Cát Linh - Hà Đông "phá sản" kế hoạch chạy thử?

Cường Ngô |

Theo kế hoạch, 2 tuần nữa, đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy thử liên động toàn hệ thống. Nhưng phương án này gần như “phá sản” vì thiếu vốn.

Giải ngân vốn ODA chậm chạp, Thủ tướng nói: “Ông không làm được thì ông thôi, đừng làm”

|

Sửa đổi các điều kiện vay vốn tại các hiệp định theo hướng nâng cao tính cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu tránh để tình trạng chỉ định thầu các nhà thầu không đủ năng lực như trường hợp dự án đường sắt tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội).

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Tắc vốn dẫn tới thi công cầm chừng, đối phó

KHÁNH HOÀ - TRẦN VƯƠNG |

Trong khi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, 9 nhà đầu tư sẵn sàng xuống tiền đầu tư cho 6 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, nhưng dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông lại “ngắc ngoải” vì tắc vốn. Nguy cơ tiếp tục chậm tiến độ là nhãn tiền.