Còn bất cập, chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành

Cao Nguyên |

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, công tác kiểm tra chuyên ngành hiện nay vẫn còn một số tồn tại, bất cập, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành còn nhiều.

Chiều 24.9, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã họp báo giới thiệu đề án “Cải cách Mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đề án được xây dựng theo hướng cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 12-2019, vẫn còn khoảng 70.000 mặt hàng còn thuộc diện điều chỉnh bởi các chính sách, quy định liên quan đến quản lý chuyên ngành và kiểm tra chuyên ngành.

Ông Cẩn cho biết, công tác kiểm tra chuyên ngành hiện nay vẫn còn một số tồn tại, bất cập, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành còn nhiều.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh Cao Nguyên.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh Cao Nguyên.

Vị lãnh đạo này nói thêm, trình tự, thủ tục và phương thức kiểm tra chưa thống nhất. Hiện nay, mỗi loại hình kiểm tra lại có trình tự, thủ tục khác nhau được quy định chi tiết tại các Luật chuyên ngành và các Nghị định hướng dẫn. Thực tế triển khai lại không thống nhất giữa các Bộ, ngành, không thống nhất giữa Luật và Nghị định hướng dẫn. Doanh nghiệp phải thực hiện nhiều bước, làm thủ tục tại nhiều cơ quan, tổ chức.

Cơ quan hải quan cũng đánh giá, tỉ lệ kiểm tra chuyên ngành nhiều nhưng phát hiện vi phạm rất thấp. Cụ thể, tỉ lệ hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành trong những năm qua đã có xu hướng giảm dần từ khoảng 30% năm 2015 xuống còn 19,1% năm 2019; Tỉ lệ phát hiện lô hàng không đáp ứng chất lượng qua các năm rất thấp: chỉ từ 0-0,03%.

Còn tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành. Cụ thể, nhiều mặt hàng vừa thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương và Bộ Y tế quản lý, vừa thuộc diện phải kiểm dịch động vật/thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, và thuộc danh mục dược liệu do Bộ Y tế quản lý.

Với những tồn tại, bất cập hiện nay, ông Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn là gánh nặng cho doanh nghiệp, là một trong yếu tố chiếm tỉ trọng khá lớn cấu thành thời gian thông quan hàng hóa mà hiện vẫn chưa được cải thiện đáng kể theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), từ đó dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong trao đổi thương mại qua biên giới.

Theo ông Cẩn, với đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành, cơ quan hải quan là đầu mối tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời, áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra cho cả lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm nhằm cắt giảm số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra gồm kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm.

Đề án cũng đưa ra giải pháp đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; áp dụng kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra…

Đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, qua đánh giá tác động, đề án sẽ giúp cắt giảm 86.166 tờ khai (khoảng 54,4%) kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong một năm cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Về tác động chung của đề án đối với nền kinh tế, vị đại diện này nhấn mạnh, khi mô hình mới được triển khai sẽ giúp cắt giảm số lô hàng cần phải kiểm tra dẫn đến giảm thiểu chi phí thương mại do giảm yêu cầu về hàng tồn kho và vốn cho phép kinh doanh sản xuất hiệu quả hơn. Theo đó, sẽ khuyến khích tăng trưởng đặc biệt là đối với các nhà sản xuất và nhà phân phối, thúc đẩy xuất khẩu và tăng sản lượng cuối cùng, mang lại nhiều cơ hội hiệu quả hơn cho nền kinh tế.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Di tích quốc gia bộc lộ bất cập, Đắk Lắk ''sốt ruột'' chờ được giao quản lý

BẢO TRUNG |

Bến phà Sêrêpốk (thuộc hệ thống Di tích lịch sử Đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh) do Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) quản lý đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Chính quyền Đắk Lắk dù đã xin trung ương chủ trương cho phép được phân cấp quản lý nhưng... chờ mãi vẫn chưa thấy phản hồi.

Hải quan Hải Phòng bắt lô thuốc lá 555 giả lớn nhất từ trước đến nay

Mai Chi |

Hải quan Hải Phòng đã bắt giữ lô hàng thuốc lá giả nhãn hiệu 555 lớn nhất từ trước tới nay với hơn 1 triệu bao, nhập lậu từ Campuchia về Hải Phòng

Tổng cục Hải quan nói về vụ 2 công ty bị truy thu hàng chục tỉ tiền thuế

CAO NGUYÊN |

Tổng cục Hải quan đề nghị 2 doanh nghiệp Chutex, PungKook Sài Gòn II liên hệ với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để được xử lý miễn thuế theo đúng quy định.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.