Hàng nghìn tỉ đồng tiết kiệm liên tiếp rút khỏi ngân hàng

Lam Duy |

Trong 2 tháng liên tiếp, người dân liên tục rút tiền gửi tiết kiệm ra khỏi các ngân hàng thương mại khiến dư nợ tiền gửi dân cư tại ngân hàng liên tục giảm.

Dữ liệu tổng phương tiện thanh toán được Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy, trong khi dư nợ tiền gửi tại ngân hàng của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế liên tục đi lên, số dư tiền gửi của người dân tại các ngân hàng thương mại lại liên tục giảm xuống.

Cụ thể vào thời điểm cuối tháng 7.2021, tổng số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại các ngân hàng mới đạt 5,085 triệu tỉ đồng nhưng liên tục tăng nhanh 2 tháng sau đó. Đến cuối tháng 9.2021, tổng số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng vọt lên trên 5,285 triệu tỉ đồng.

Như vậy chỉ sau 2 tháng, tổng số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng tăng thêm tới trên 200 nghìn tỉ đồng, tương đương mức tăng tới hơn 3,93% chỉ sau 2 tháng.

Ngược lại, tổng số dư tiền gửi, tiết kiệm của người dân tại các ngân hàng lại diễn biến trái chiều khi liên tục đi xuống trong hai tháng liên tiếp.

Ngân hàng Nhà nước cho hay, tính đến cuối tháng 9.2021, tổng số dư tiền gửi của người dân tại các ngân hàng giảm về còn hơn 5,291 triệu tỉ đồng, tương ứng mức giảm 1.473 tỉ đồng so với tháng 8.2021 và giảm tới 2.459 tỉ đồng so với dư nợ tiền gửi dân cư vào cuối tháng 7.2021.

Do liên tục đi xuống trong 2 tháng liên tiếp, tổng số dư tiền gửi dân cư tại các ngân hàng vào cuối tháng 9.2021 chỉ tăng 2,92% so với cuối năm 2020, mức tăng thấp nhất trong gần 10 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, nhờ số dư tiền gửi tại ngân hàng của các tổ chức kinh tế đạt mức tăng mạnh tới 7,85% so với cuối năm 2020, tổng phương tiện thanh toán của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 9.2021 đạt gần 12,88 triệu tỉ đồng, tương đương mức tăng 6,35% so với cuối năm 2020.

“Số liệu tổng phương tiện thanh toán tại báo cáo này chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác trong nước mua” - Ngân hàng Nhà nước cho hay.

Các chuyên gia tài chính nhìn nhận, việc các ngân hàng lần lượt giảm mạnh lãi suất huy động vốn là yếu tố khiến nhiều người chuyển sang kênh đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư cổ phiếu, đầu tư bất động sản, mua vàng.

"Các tác động của dịch COVID-19 cùng với việc lãi suất tiết kiệm liên tục giảm (trung bình chỉ còn 5,5%/năm vào cuối tháng 10) đã khiến cho tiền nhàn rỗi trong cư dân chảy vào các kênh có khả năng sinh lời cao hơn như bất động sản hay chứng khoán và giảm tiền gửi tại hệ thống ngân hàng" - chứng khoán BVSC đưa nhận định.

Trong khi đó, do khả năng tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu cũng như khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng sụt giảm khiến cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh không có nên nhiều doanh nghiệp tạm thời gửi tiền vào ngân hàng thương mại.

Việc các doanh nghiệp có nguồn tiền mặt lớn, không những không có nhu cầu vay ngân hàng, mà ngược lại có nguồn tiền đem gửi ngân hàng khiến số dư tiền gửi ngân hàng của các tổ chức kinh tế liên tục tăng cao từ đầu năm 2020 đến nay. 

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

1.500 tỉ đồng tiết kiệm bị rút khỏi ngân hàng đang chảy vào đâu?

Lam Duy |

Chỉ trong vòng 1 tháng, số dư tiền gửi tiết kiệm của người dân tại các ngân hàng thương mại giảm xấp xỉ 1.500 tỉ đồng.

Gửi tiết kiệm cả triệu tỉ đồng, người dân "giàu" hơn cả doanh nghiệp

Lam Duy |

Dù lãi suất huy động giảm mạnh, tổng số dư tiền gửi tiết kiệm của người dân tại ngân hàng hiện vẫn nhiều hơn tất cả tổ chức kinh tế cộng lại.

Lãi suất tiết kiệm cao nhất "đổ đồn" vào ngân hàng nhỏ

Lam Duy |

Dù có một số biến động tăng giảm nhẹ, lãi suất tiết kiệm cao nhất vẫn đang tập trung ở nhóm các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ.

Mắc bẫy lừa đảo mua "combo du lịch" vì ham rẻ

LƯƠNG HẠNH |

Đánh vào tâm lý "ham rẻ" khi tham quan, nghỉ dưỡng của người dân, đối tượng lừa đảo đã mạo danh công ty, phòng vé bán combo, vé máy bay du lịch.

Xuất hiện sạt lở nguy hiểm tại bờ sông Cầu, Thái Nguyên

Ngọc Minh |

Sau khi mực nước sông Cầu dâng cao, nhiều vị trí sát mép bờ tại địa phận xã Nhã Lộng (huyện Phú Bình, Thái Nguyên) tiếp tục nguy cơ sạt lở khiến người dân bất an.

Những lô trái phiếu giá trị lớn đã xuất hiện

Lục Giang |

Ngoài trái phiếu ngân hàng, thị trường trái phiếu ghi nhận những tín hiệu tích cực từ nhóm bất động sản với những lô trái phiếu giá trị lớn.

Hiện trường vụ sập giàn giáo cầu chui cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Lam Thanh |

Tại hiện trường là khung cảnh đổ nát sau vụ sập giàn giáo trong quá trình đổ bê tông hầm chui cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.

Gia cảnh khó khăn của trưởng công an xã mất khi trực lũ

Vũ Bảo - Trần Bùi |

Yên Bái - Thiếu tá Trần Đông, Trưởng Công an xã Vân Hội, ra đi để lại vợ và 2 con thơ.