Người kinh doanh quần áo gặp khó dù dịch COVID-19 đã được khống chế

Vũ Long |

Lượng khách giảm đến 80%, các tiểu thương kinh doanh ngành hàng quần áo tại Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn, phải xoay sang làm đủ việc để có thu nhập.

Kinh doanh “đóng băng” vì lượng khách giảm đến trên 80%. Ảnh: Vũ Long
Kinh doanh “đóng băng” vì lượng khách giảm đến trên 80%. Ảnh: Vũ Long

Doanh thu giảm 80%

Đến gần giữa trưa ngày 22.3, một số chợ dân sinh trên địa bàn TP.Hà Nội như Cầu Diễn, Đồng Xa, Nghĩa Tân... đều có tình trạng chung là vắng khách. Thực tế này đã kéo dài hơn nửa năm nay, đặc biệt là từ sau dịp Tết Nguyên đán lượng khách sụt giảm mạnh, dù dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát khá ổn.

Có mặt tại chợ Đồng Xa, quận Cầu Giấy, PV chứng kiến nhiều tiểu thương bật nhạc hát karaoke, tập thể dục, xem phim hài…, một số thì túm tụm buôn chuyện vặt giết thời gian.

Chị Nguyễn Phương Anh cho biết kinh doanh quần áo rất khó khăn. Ảnh: Vũ Long

“Tình hình kinh doanh khó khăn đã kéo dài nhiều tháng nay. Có những ngày chúng tôi không bán được đồng nào. Dịp cuối năm ngoái mỗi tháng còn kiếm được 3-4 triệu, nhưng từ Tết đến nay khách vắng hẳn” – chị Nguyễn Phương Anh (quầy 49-51 ngành quần áo, chợ Đồng Xa, Cầu Giấy, Hà Nội), chia sẻ.

Còn theo chị Trần Thị Hồng Thoan, kinh doanh quần áo trẻ em tại chợ này, cho biết, chị đang đọng cả tỉ đồng tiền hàng vì tình trạng ế khách kéo dài. “Bán hàng trẻ con khác với người lớn, khi nhập hàng mỗi sản phẩm phải lấy cả “dây” hàng chục bộ với nhiều cỡ khác nhau, nên mỗi lần nhập là số lượng lớn. Hàng nhiều, bán chậm nên vốn đọng lại ngày càng nhiều hơn” – chị Thoan tâm sự.

Không riêng gì ngành hàng quần áo, mà các quầy bán chăn, ga, đệm cũng trong tình trạng ế ẩm. Bà Hoàng Thị Loan ( quầy số 192-193 nhà C) cũng cho hay, lượng khách mua hàng giảm đến 90%, 2 ngày nay bà chỉ mới bán được 1 chiếc chăn với giá 200.000 đồng.

Cảnh kinh doanh ế ẩm tại chợ Đồng Xuân. Ảnh: Vũ Long
Cảnh kinh doanh ế ẩm tại chợ Đồng Xuân. Ảnh: Vũ Long

Tại chợ Đồng Xuân, mặc dù tình hình kinh doanh có khởi sắc hơn cùng thời kỳ năm ngoái, nhưng lượng khách giảm đến 60-70% so với trước khi có dịch COVID-19.

Chị Hải Tuyết (chủ sạp quần áo 119-B3 tầng 3, chợ Đồng Xuân, Hà Nội) cho biết, dịch bệnh kéo dài khiến người dân thắt chặt chi tiêu, quần áo không phải là mặt hàng thiết yếu nên bị cắt giảm nhiều nhất. “Không riêng gì quầy của tôi mà tất cả ngành hàng quần áo đều bị ế ẩm dù dịch bệnh COVID-19 đã được khống chế” – chị Tuyết nói.

Làm thêm nghề phụ để duy trì nghề chính

Doanh thu giảm mạnh, mỗi tháng tiền lãi chỉ còn khoảng 2-4 triệu đồng tùy vị trí quầy và tùy nhóm hàng, nên nhiều tiểu thương phải làm thêm nghề phụ để có thêm thu nhập.

“Tôi bán hàng buổi sáng. Từ 13h đến 15h thì làm thêm tại xưởng bánh kẹo. 16h lại quay về quầy mở cửa bán hàng. Chưa kể tranh thủ chở thêm đồ, làm shipper (người chuyển giao hàng) để bù vào khoản thu nhập bị thiếu hụt. Nói chung, các việc làm thêm lại là thu nhập chính để bù vào cửa hàng” – chị Nguyễn Phương Anh cho hay.

Nhiều tiểu thương vừa kinh doanh quần áo vừa kiêm thêm may vá để bù đắp thu nhập. Ảnh: Vũ Long
Nhiều tiểu thương vừa kinh doanh quần áo vừa kiêm thêm may vá để bù đắp thu nhập. Ảnh: Vũ Long

Chị Hà Trung (kinh doanh quần áo tại chợ Đồng Xa) cũng cho biết, để đủ tiền trang trải cho cuộc sống, chị phải bán thêm xôi mỗi sáng. Khoản tiền này cũng bù đắp rất nhiều cho thu nhập bị giảm sút từ cửa hàng quần áo tại chợ.

Mặc dù kinh doanh ngành hàng quần áo, nhưng hàng chục hộ kinh doanh tại các chợ phải kèm thêm nghề phụ sửa chữa quần áo để có thêm nguồn thu.

Chính vì việc kinh doanh quá khó khăn, hoạt động thương mại ngành hàng quần áo gần như “đóng băng” nên nhiều chủ quầy hàng đã phải đóng cửa. Việc san nhượng quầy cũng hết sức khó khăn vì không ai dám đầu tư lúc này. Chính vì vậy mà giá các quầy hàng đã giảm đến 50% nhưng vẫn không thể sang nhượng lại.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Kinh doanh thua lỗ, nhiều cổ phiếu rơi vào diện cảnh báo

Gia Miêu |

Do ảnh hưởng của dịch, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài, bảng danh sách các cổ phiếu bị rơi vào diện cảnh báo ngày càng dài trên cả sàn HOSE và HNX.

Sang nhượng mặt bằng kinh doanh cần những thủ tục gì?

Phương Duy |

Sang nhượng mặt bằng là một loại hình giao dịch quan trọng, vì vậy các thủ tục cần thiết cũng phức tạp hơn so với thông thường. Nhưng làm thế nào để giúp bạn có được mặt bằng kinh doanh tốt, giá rẻ khi nhận sang nhượng thì không phải ai cũng biết.

Kinh doanh nhỏ thì phải nộp những thuế gì?

Sổ Châu |

Tôi có kinh doanh một vài mặt hàng nhỏ. Xin hỏi việc kinh doanh nhỏ lẻ cần đóng những thuế gì?

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

‘Sơ tán nhằm đảm bảo tính mạng nhân dân’

CÔNG SÁNG |

Chính quyền, cán bộ các địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã triển khai các phương án ứng phó, đặc biệt là công tác sơ tán, bảo vệ tính mạng của nhân dân.

Làm gì để đến năm 2030 Việt Nam tiêu thụ trên 1 triệu ôtô

Anh Tuấn |

Mức sở hữu xe bình quân đầu người năm 2023 là 63 xe/1.000 dân, Bộ Công Thương muốn năm 2030 có thể tiêu thụ được 1 - 1,1 triệu chiếc ôtô.

Hà Nội nắng gắt, dịch vụ kéo xe qua điểm ngập vẫn ăn nên làm ra

Tô Thế |

Một số điểm trên đường gom Đại lộ Thăng Long, hầm chui dân sinh vẫn ngập nước, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Việt Nam đã có vaccine sốt xuất huyết, tiêm đầu tiên tại Hệ thống tiêm chủng VNVC

THUẬN YẾN |

Ngày 20.9, gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc đã có đầy đủ vắc xin sốt xuất huyết và triển khai tiêm cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn.