Nhiều "đòn bẩy" cho kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh

Minh An |

Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định, Việt Nam đã thành công trong việc ngăn chặn COVID-19 và được hưởng lợi từ các biện pháp tài khóa, hỗ trợ đầu tư công và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.

World Bank nhận định trong số các quốc gia ASEAN, nền kinh tế Thái Lan chịu ảnh hưởng rõ ràng nhất bởi đại dịch mặc dù tỉ lệ nhiễm COVID-19 của quốc gia này thấp. Nguyên nhân là do Thái Lan phụ thuộc nhiều vào thương mại và du lịch. Nhu cầu từ các thị trường bên ngoài giảm đáng kể, kết hợp với sự bất ổn về chính sách trong nước đã tác động tiêu cực đến kinh tế Thái Lan.

Nền kinh tế của Thái Lan dự kiến sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm 2021, trước khi tăng tốc lên 5,1% vào năm 2022, được hỗ trợ bởi sự phục hồi của du lịch và lữ hành toàn cầu.

Indonesia được dự báo tăng trưởng 4,4% vào năm 2021 và tăng lên 5% vào năm 2022.

Tăng trưởng GDP của Philippines được dự báo là 4,7% vào năm 2021 và 5,9% vào năm 2022, với sản lượng dự kiến đạt mức trước đại dịch vào năm 2022.

Malaysia có thể đạt tăng trưởng 6% vào năm 2021, miễn là ổ dịch COVID-19 vẫn còn trong tầm kiểm soát và việc phân phối vaccine được đẩy mạnh.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 6,6% vào năm 2021 và 2022, phục hồi gần bằng mức tăng trưởng trước đại dịch.

Tăng trưởng GDP quý I/2021 của Việt Nam cao nhất Asean. Nguồn: World Bank.
Tăng trưởng GDP quý I/2021 của Việt Nam cao nhất Asean.

World Bank nhận định Việt Nam đã thành công trong việc ngăn chặn COVID-19 và được hưởng lợi từ các biện pháp tài khóa, hỗ trợ đầu tư công và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp và bán lẻ của Việt Nam duy trì tích cực. Nguồn: World Bank.
Chỉ số sản xuất công nghiệp và bán lẻ của Việt Nam duy trì tích cực.

World Bank dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng tới 6,8% trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức 3,5% được dự báo hồi tháng 1.2021. Chiến dịch tiêm vaccine được thúc đẩy nhanh chóng và rộng rãi, cùng với lãi suất thấp sẽ giúp nền kinh tế nước này sớm hồi phục.

Theo đó, các nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi những nền kinh tế lớn như Mỹ tăng trưởng cao.

Minh An
TIN LIÊN QUAN

Tín dụng chính sách thúc đẩy phục hồi kinh tế

Công Thái |

Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng của thành phố, xây dựng thành phố “4 an”; thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội.

Phòng dịch linh hoạt, Đà Nẵng vừa đảm bảo kinh tế vừa sớm ‘bình thường"

THUỲ TRANG |

Ngày 9.6, toàn bộ hàng quán dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP.Đà Nẵng đã hoạt động trở lại trong trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên, người dân vẫn phải tuân thủ quy tắc phòng dịch, thậm chí có phần đặc thù của địa phương nhưng nhà nhà đều đồng thuận khi dịch bệnh được kiểm soát, cuộc sống dần sôi động trở lại.

Biến đổi khí hậu làm suy giảm nền kinh tế gấp 2 lần so với COVID-19

Nguyễn Hạnh |

Một nghiên cứu mới cho thấy, biến đổi khí hậu làm suy giảm nền kinh tế các nước G7 gấp 2 lần so với đại dịch COVID-19

Bản tin công đoàn: Educa hoàn tiền vụ đưa người đi Hàn Quốc

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn: Chỉ đạo nóng vụ người nước ngoài ở NOXH; Educa nhận "ngoài tầm kiểm soát" vụ đưa người đi Hàn Quốc...

3 tàu chiến Mỹ bị tên lửa hành trình tấn công

Khánh Minh |

Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố bắn trúng 3 tàu chiến Mỹ ở Trung Đông.

Mục sở thị cảnh người Thụy Sĩ bơi sông về nhà sau giờ làm

Ninh Phương |

Thụy Sĩ - Người dân ở đất nước đắt đỏ bậc nhất châu Âu thường rủ nhau bơi sông về nhà hoặc thư giãn sau giờ làm.

Bão gần Philippines mạnh lên dữ dội, sóng cao 8m

Khánh Minh |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Julian (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội và không loại trừ tăng cấp thành siêu bão.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở TPHCM, Bắc Kạn, Quảng Bình

PHẠM ĐÔNG |

TPHCM, Bắc Kạn, Quảng Bình, Tuyên Quang, Phú Yên... vừa triển khai các quyết định điều động, chỉ định, bầu, bổ nhiệm nhân sự mới trong tuần (23.9 - 28.9).

Tín dụng chính sách thúc đẩy phục hồi kinh tế

Công Thái |

Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng của thành phố, xây dựng thành phố “4 an”; thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội.

Phòng dịch linh hoạt, Đà Nẵng vừa đảm bảo kinh tế vừa sớm ‘bình thường"

THUỲ TRANG |

Ngày 9.6, toàn bộ hàng quán dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP.Đà Nẵng đã hoạt động trở lại trong trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên, người dân vẫn phải tuân thủ quy tắc phòng dịch, thậm chí có phần đặc thù của địa phương nhưng nhà nhà đều đồng thuận khi dịch bệnh được kiểm soát, cuộc sống dần sôi động trở lại.

Biến đổi khí hậu làm suy giảm nền kinh tế gấp 2 lần so với COVID-19

Nguyễn Hạnh |

Một nghiên cứu mới cho thấy, biến đổi khí hậu làm suy giảm nền kinh tế các nước G7 gấp 2 lần so với đại dịch COVID-19