Phú Yên: Cảnh báo tình trạng mía vùng nguyên liệu bị bán "chui" ra ngoài

Nhiệt Băng |

Sản lượng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh Phú Yên vụ này không đủ đáp ứng công suất ép của các nhà máy do ảnh hưởng của nắng hạn kéo dài. Bên cạnh thực trạng mía chết, hiện còn thêm tình trạng một số tư thương đã, đang thu mua mía ở các huyện trong tỉnh, nhất là ở Sông Hinh, vận chuyển ra ngoài tỉnh, bán cho các nhà máy đường tỉnh khác.

Ông Trần Hữu Thế - Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành văn bản cảnh cáo tình trạng trên và cho biết ước tính sản lượng nguyên liệu mía bán ra trên 1.000 tấn mỗi ngày (tính từ ngày 4.2.2020).

Theo ông Thế, tình hình mua bán mía nguyên liệu trên đã ảnh hưởng lớn đến vùng nguyên liệu của các nhà máy đường trong tỉnh, phá vỡ cam kết giữa người dân và nhà máy đường (hợp đồng đầu tư, tiêu thụ mía nguyên liệu), gây khó khăn trong việc thu hồi vốn đã đầu tư cho nông dân. Mặt khác, các xe vận chuyển mía ra ngoài tỉnh thường xuyên chở quá tải, quá khổ, không đảm bảo an toàn giao thông và làm hư hỏng hệ thống giao thông trong tỉnh.

Trước thực trạng trên, chính quyền tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo chính quyền các địa phương tăng cường công tác quản lý vùng nguyên liệu, đồng thời có biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn tình trạng vận chuyển mía nguyên liệu bán ra ngoài tỉnh, như thu thuế buôn chuyến, kiểm tra diện tích mía do nhà máy đầu tư cho nông dân.

Riêng nông dân trồng mía cũng được tuyên truyền, vận động thực hiện nghiêm các hợp đồng đã ký kết giữa các bên, bán mía cho các nhà máy đường trong tỉnh, chỉ rõ cho nông dân thấy được lợi ích trong việc nhà máy đầu tư cơ sở hạ tầng, vùng nguyên liệu gắn bó lâu dài với nông dân.

Theo ông Thế, các nhà máy chế biến đường cần tổ chức thu mua mía trực tiếp cho nông dân, nhằm hạn chế tình trạng tư thương mua ép giá nông dân và bán lại cho nhà máy để kiếm lời.

Đặc biệt, các nhà máy có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ nông vụ, tài xế chở mía không gây phiền hà, khó dễ người dân bán mía, nhất là trong khâu cấp lệnh vận chuyển, vòi thêm tiền khi xe vào ruộng mía vận chuyển, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Nhiệt Băng
TIN LIÊN QUAN

Thiếu hồ thủy lợi chống hạn tại Đắk Lắk: Hạn hán khốc liệt, cả triệu hécta đất thiếu nước

Hữu Long |

Đắk Lắk vốn là vùng đất bazan màu mỡ, cỏ cây hoang dại cũng tốt tươi quanh năm. Nhưng bây giờ đã khác. Hạn hán bủa vây nhiều hơn những ngày mưa. Cả triệu hécta đất nông nghiệp  cằn cỗi vì thiếu nước. Chưa bao giờ, Đắk Lắk lại đối diện với đợt hạn hán khốc liệt như hiện nay.

Cà Mau cần 311 tỉ đồng để trữ nước ngọt ứng phó với hạn hán, ngập mặn

Khánh Vũ |

Từ ngày 21-25.3.2020, xâm nhập mặn có xu hướng tăng nhẹ khiến gần 159 nghìn hộ dân thiếu nước ngọt. Tỉnh Cà Mau đề xuất nguồn kinh phí 311 tỉ đồng để ứng phó.

Đoàn viên Công đoàn Ngân hàng Việt Nam hỗ trợ đồng bào thiệt hại do hạn hán

Liên Phạm |

Ngày 18.3, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức Lễ phát động đoàn viên, người lao động ngành ngân hàng đóng góp 15 tỉ đồng để hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn tại 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.