Tăng điện than, bỏ gần 8.000MW năng lượng tái tạo trong Quy hoạch Điện VIII

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa đưa ra bản dự thảo Quy hoạch Điện VIII cập nhật để lấy ý kiến sau khi đã thực hiện rà soát lại theo yêu cầu tại kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành. Theo dự thảo mới này, nguồn điện năng lượng tái tạo sẽ giảm khoảng hơn 8.000 MW và điện than sẽ tăng hơn 3.000 MW.

Tăng hơn 3.000 MW điện than

Theo đó, tổng công suất đặt nguồn điện đến năm 2030 sau khi rà soát là 130.371 MW, giảm 7.688 MW so với phương án đưa ra hồi tháng 3 tại Tờ trình số 1682 công bố hồi tháng 3.2021.

Xét về các loại hình năng lượng, Bộ Công Thương cho biết, vẫn ưu tiên phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới gồm điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác; tiếp tục gia tăng tỉ trọng điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo, phù hợp với khả năng vận hành của hệ thống điện quốc gia và từng vùng.

Tuy nhiên, ở dự thảo mới, năng lượng điện gió trên bờ và gần bờ sẽ chỉ còn 11.820 MW, giảm 4.190 MW; điện gió ngoài khơi giảm khoảng 2.000 MW. Điều này khiến tổng điện năng sản xuất từ các loại hình điện gió dự kiến chỉ còn khoảng 5,6-6,5% vào năm 2030, thấp hơn nhiều so với mức 8,1-10,3% của Tờ trình cũ…; điện sinh khối và năng lượng tái tạo khác giảm 1.980 MW về mức 1.170 MW...

Đáng chú ý, nguồn điện than sẽ tăng thêm khoảng 3.076 MW so với Tờ trình số 1682, lên mức 40.649 MW. Như vậy, tỉ lệ các nguồn điện than tăng từ 27,2% lên 31% tổng công suất đặt các nguồn điện.

Sẽ thu hồi dự án chậm triển khai

Đặc biệt, trong Dự thảo mới này, Bộ Công Thương đưa ra giải pháp: Dứt khoát phải xây dựng thiết chế về tính kỷ luật và tuân thủ việc thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, áp dụng đối với các chủ đầu tư, các bộ, ngành, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các địa phương.

Bộ này lý giải, ách tắc ở bất cứ khâu nào nếu không được quan tâm sát sao, chỉ đạo tháo gỡ kịp thời cũng có thể dẫn đến phá vỡ quy hoạch, dẫn đến thiếu điện cho đất nước, giảm hiệu quả đầu tư dự án, thậm chí thất thoát, lãng phí như đã thấy thời gian qua ở một số dự án lớn.

Cụ thể, Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực họp ít nhất 1 lần/tháng, thường xuyên đôn đốc các dự án trọng điểm, điều phối, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư các công trình điện đảm bảo tiến độ, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ các vấn để vượt thẩm quyền.

Bộ này cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương cứ 6 tháng 1 lần rà soát các công trình nguồn điện đã duyệt trong Quy hoạch điện VII, Quy hoạch điện VII điều chỉnh và Quy hoạch điện VIII và các quy hoạch có liên quan còn hiệu lực bắt đầu từ năm 2022.

Theo đó, nếu các dự án trong các quy hoạch đã duyệt chậm quá 24 tháng trong lần rà soát đầu tiên năm 2022, sẽ điều chỉnh đẩy lùi thời kỳ phát điện của dự án sang chu kỳ 5 năm sau.

Trong lần rà soát thứ 2 của năm 2022, nếu dự án đó vẫn không có tiến triển thực tế, sẽ xem xét thu hồi để giao cho nhà đầu tư mới có năng lực triển khai, thiệt hại vật chất (nếu có) do chủ đầu tư cũ gánh chịu.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Tại sao Bộ Công Thương lại "lỡ hẹn" trình Quy hoạch điện VIII?

Cường Ngô |

Bộ Công Thương đã chưa thể trình ra Đề án quy hoạch điện VIII lên Chính phủ trước ngày 15.6 như yêu cầu được đưa ra.

Trình lại Quy hoạch điện VIII

Cường Ngô |

Bộ Công Thương được yêu cầu hoàn thiện lại Quy hoạch điện VIII trên cơ sở đánh giá kỹ hiện trạng năng lực hệ thống điện quốc gia.

Quy hoạch Điện VIII: Không thể chậm trễ hơn

Cường Ngô thực hiện |

Sau khi xin ý kiến của các bộ ngành, chuyên gia, Quy hoạch Điện VIII đã được hội đồng thẩm định thông qua vào ngày 18.3 và đã được trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Liên quan vấn đề này, Báo Lao Động đã có trao đổi với ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương.

Giờ thứ 9: Đứa con bất hạnh - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Bé gái trong câu chuyện ngày hôm nay phải ở với bố dượng của mình sau khi mẹ đẻ ly hôn. Đứa bé sẽ lớn lên như thế nào và có cuộc sống ra sao?

Diễn biến mới vụ hóa đơn nước cao bất thường ở Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Trước hàng loạt hành động khó hiểu từ phía Công ty CP Nước sạch Thái Bình, khách hàng cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị đến các cơ quan chức năng.

Phụ huynh cho con đi học trở lại sau khi nhà trường nhận sai

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Sau 2 ngày cho con nghỉ học để làm rõ thông tin nhà trường dùng sữa hết hạn cho học sinh uống, ngày 23.10, các phụ huynh đã cho con đi học trở lại.

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các tranh chấp lãnh thổ

Ngọc Vân |

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và khác biệt về yêu sách biển, cùng với tình hình quân sự hoá tại khu vực.

Giám đốc Sở ở Hà Nam lý giải về 130 lần trễ hạn xử lý hồ sơ

Thu Giang |

Ông Bùi Đức Thái - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nam cho rằng, việc trễ hạn 130 lần xử lý hồ sơ là do lỗi trùng lặp trên hệ thống.

Tại sao Bộ Công Thương lại "lỡ hẹn" trình Quy hoạch điện VIII?

Cường Ngô |

Bộ Công Thương đã chưa thể trình ra Đề án quy hoạch điện VIII lên Chính phủ trước ngày 15.6 như yêu cầu được đưa ra.

Trình lại Quy hoạch điện VIII

Cường Ngô |

Bộ Công Thương được yêu cầu hoàn thiện lại Quy hoạch điện VIII trên cơ sở đánh giá kỹ hiện trạng năng lực hệ thống điện quốc gia.

Quy hoạch Điện VIII: Không thể chậm trễ hơn

Cường Ngô thực hiện |

Sau khi xin ý kiến của các bộ ngành, chuyên gia, Quy hoạch Điện VIII đã được hội đồng thẩm định thông qua vào ngày 18.3 và đã được trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Liên quan vấn đề này, Báo Lao Động đã có trao đổi với ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương.