Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2017 đạt 18,17%

MINH KHUÊ - NGỌC THỦY |

Đó là thông tin được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra tại buổi họp báo công tác đảm bảo tiền mặt, an toàn, thông suốt hoạt động thanh toán dịp Tết Nguyên đán 2018 và Thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) năm 2017 tổ chức vào chiều 8.1.2017. Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chủ trì họp báo.

Năm 2017, NHNN đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức tín dụng (TCTD) giảm lãi suất cho vay và tăng cường khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 6,81% (cao nhất trong 10 năm và cao hơn mục tiêu 6,7%). Ước cả năm, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng khoảng 16%, sát với chỉ tiêu định hướng đề ra khoảng 16-18% từ đầu năm.

Từ ngày 10.7.2017, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, trên cơ sở diễn biến lạm phát có chiều hướng tăng chậm và có khả năng kiểm soát theo mục tiêu 4% được Quốc hội đề ra, hoạt động các TCTD diễn biến tích cực, NHNN đã giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành; giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên.

Kết quả, các TCTD đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên; tích cực giảm lãi suất thông qua một số chương trình tín dụng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp với lãi suất thấp hơn trần của NHNN (thấp hơn khoảng 0,5-1%/năm). Giảm lãi suất một số chương trình cho vay trung dài hạn đối với lĩnh vực ưu tiên xuống còn khoảng 8%/năm; triển khai các gói tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn đa dạng với lãi suất ưu đãi cho các ngành thiết yếu trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, xếp hạng tín nhiệm cao khoảng 4-5%/năm.

Tính đến ngày 31.12.2017, tín dụng đã tăng 18,17%. Đáng chú ý tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh (chiếm khoảng 80% tổng dư nợ), trong đó tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ diễn biến tích cực.

Tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán được kiểm soát đã tăng với tốc độ chậm lại. Cụ thể, đến cuối tháng 11.2017, tín dụng cho lĩnh vực xuất khẩu tăng 14,03% so với cuối năm 2016; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 20%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp ưu tiên tăng 22,13%; Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11,53%; dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 22%...

Bước sang năm 2018, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: NHNN sẽ tiếp tục điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, phấn đấu giảm lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô và trên cơ sở đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh tài chính...

Tín dụng tiếp tục là trọng tâm trong điều hành của NHNN vì thực tế ở Việt Nam hiện nay, vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn tín dụng hệ thống ngân hàng. Năm nay, mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành dự kiến khoảng 17%.

“Việc thông báo tăng trưởng tín dụng này được NHNN thực hiện một cách linh hoạt, theo dõi sát diễn biến để có thể điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Trong điều hành tín dụng vẫn tiếp tục theo phương châm: Mở rộng tín dụng đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả, tập trung tín dụng vào sản xuất kinh doanh đặc biệt đối với những lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Năm 2017, những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như tín dụng bất động sản, tín dụng đầu tư chứng khoán... cũng được NHNN chỉ đạo các TCTD kiểm soát chặt chẽ. Điều này sẽ tiếp tục được thực hiện trong năm 2018” - Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Phó Thống đốc cũng chia sẻ thêm, điều hành tín dụng của NHNN luôn gắn liền với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu các ngành kinh tế. Những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các chương trình tín dụng theo chủ trương của Chính phủ trong thời gian tới sẽ tiếp tục được NHNN phối kết hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để làm sao chính sách tín dụng hỗ trợ cho tái cơ cấu, phát triển kinh tế. Còn với tín dụng trung và dài hạn, trong quá trình tái cơ cấu thị trường tài chính, các phân khúc của thị trường tài chính, NHNN sẽ phối hợp với các bộ, ngành để phát triển phân đoạn của thị trường tài chính để các doanh nghiệp có thể huy động vốn trung, dài hạn từ thị trường trái phiếu công ty hay thông qua cổ phần hoá các doanh nghiệp...

MINH KHUÊ - NGỌC THỦY
TIN LIÊN QUAN

Bắc Ninh tiếp tục sơ tán 450 hộ dân trong đêm

Vân Trường |

450 hộ dân trong một khu phố ở TP Bắc Ninh đã được sơ tán đến nơi an toàn vào rạng sáng nay khi mực nước sông khu đê bối dâng cao, có dấu hiệu tràn qua mặt đê.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...

181 người chết, 145 người mất tích do ảnh hưởng bão số 3

Khương Duy |

Đến 22h ngày 11.9, có 181 người chết, 145 người mất tích. Số người chết, mất tích do ảnh hưởng cơn bão số 3 hôm qua tăng 126 trường hợp.

Ukraina ngày càng bị Nga dồn ép rút khỏi Kursk

Khánh Minh |

Quân đội Nga được cho là đang đẩy lùi quân Ukraina ở tỉnh Kursk của Nga.

Cung đường đẹp bậc nhất Hải Dương hoang tàn sau bão

Nguyễn Đạt |

Cơn bão Yagi đi qua, để lại khung cảnh hoang tàn, xơ xác của con đường từng được ví như Đà Lạt thu nhỏ của Hải Dương.

Thời tiết hôm nay 12.9: Bắc Bộ tiếp tục mưa to

NHÓM PV |

Thời tiết hôm nay 12.9, khu vực Đông Bắc Bộ, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình có mưa, mưa vừa và có nơi có dông, cục bộ có mưa to đến rất to.

Hà Nội: Làng hoa Tây Tựu chìm trong nước lũ, mất mùa vụ Tết

CÔNG HÒA |

Cơn bão số 3 vừa qua, nước lũ dâng cao khiến làng hoa Tây Tựu (Hà Nội) ngập trong biển nước, người nông dân có nguy cơ mất mùa hoa Tết.