Nguyên nhân gây ra chứng tăng sắc tố
Viêm: Tình trạng tổn thương da như mụn trứng cá, vết chàm, vết cắn, vết cắt, vết xước thậm chí gãi hoặc ma sát đều có thể gây viêm. Viêm có thể khiến các tế bào sản xuất sắc tố tăng cao và để lại vết đen sau khi vết thương đã lành.
Phơi nắng: Khi tếp nhận tia UV từ ánh nắng mặt trời, da sẽ kích thích sản xuất melanin để được bảo vệ tối ưu. Lượng melanin dư thừa sẽ khiến cho bạn có làn da rám nắng và xuất hiện các vết đen.
Nám: Nám da thường hình thành ở phụ nữ có nồng độ hormone thay đổi, chẳng hạn như trong thời kỳ mang thai. Theo các chuyên gia tại Đại học Da liễu Mỹ (AOCD), nám được kích hoạt bởi sự kết hợp với ánh nắng mặt trời, di truyền và thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra, các loại thuốc nội tiết tố khác được sử dụng trong thời kì mãn kinh có thể gây ra nám da.
Điều kiện y tế: Chứng tăng sắc tố da có thể do bệnh Addison, một chứng rối loạn tuyến thượng thận làm tăng sản xuất melanin. Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc chống sốt rét cũng có thể làm tăng nguy cơ tăng sắc tố da.
Cách ngăn ngừa chứng tăng sắc tố
Giữ độ ẩm cho da: Theo các chuyên gia da liễu, kem dưỡng ẩm có thể khôi phục hàng rào lipid, hoặc chất béo của da, giúp các tế bào da khỏe mạnh và ngăn chứng tăng sắc tố.
Ngăn ngừa mụn: Kiểm soát mụn là cách tốt nhất để ngừa ngừa chứng tăng sắc tố da. Ngoài ra, bạn cũng cần ngăn ngừa côn trùng đốt, các vết xước, vết cào.
Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời: Chúng ta biết rằng tia UV sẽ làm cho sắc tố tăng quá mức, biến các đốm đen trở nên sẫm màu hơn. Do đó, các chuyên gia da liễu khuyến cáo bạn nên tránh ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều vì đó là lúc tia UV hoạt động mạnh nhất. Bạn cũng nên đội mũ rộng vành để bảo vệ đầu cũng như mặt, tai và cổ.