Thế nhưng, khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, da sẽ bị phỏng, khô, sạm, mất đàn hồi, tạo nếp nhăn, làm da lão hóa nhanh, có thể gây ung thư da. Do đó, khi ánh nắng quá gay gắt, người dân có thể tự bảo vệ bằng các biện pháp sau:
Tránh ra đường vào lúc nắng gắt nhất khi không cần thiết. Dùng trang phục dài tay, dài chân để che chở cho da càng nhiều càng tốt, dùng nón che phủ đầu mặt.
Tận dụng các bóng râm khi có thể. Tuy nhiên, khi trời nhiều mây không phải lúc nào cũng hạn chế tia cực tím do một số trường hợp đám mây có thể phản xạ và tăng cường độ của tia cực tím. Tương tự là các toàn nhà kính, cửa sổ kính, kim loại cũng làm phản chiếu tia cực tím, nên người dân cũng nên cẩn trọng khi di chuyển trong thành phố.
Dùng các sản phẩm chống nắng như kem, lotion, dạng xịt… để bảo vệ các vùng cơ thể không được quần áo che phủ như mặt, môi, cánh tay, bàn tay… lưu ý phải thoa kỹ để che hết. Nếu chị em dùng kem chống nắng kết hợp với mỹ phẩm thì thoa kem chống nắng trước, trang điểm sau. Ngoài ra, khi cơ thể ra nhiều mồ hôi cũng nên thoa lại. Nhưng trước khi mua bạn phải đọc kỹ xem sản phẩm có đúng là dùng để chống nắng hay không với chỉ số bảo vệ ánh nắng (SPF) từ 30 trở lên.
Chưa hết, khi đi tắm biển, hồ bơi vào giờ nắng gắt cũng nên dùng kem chống nắng và kính mát do tia cực tím vẫn có thể xuyên thấu qua nước. Ngoài ra bề mặt nước, cát đều có thể gây phản xạ tia cực tím. Cuối cùng, nên dùng kính mát có khả năng chặn tia cực tím (chỉ số ANSI trên bao bì).
Chú ý bảo vệ đặc biệt cho trẻ em, vì da của trẻ nhạy cảm hơn và thời gian tiếp xúc với ánh nắng còn kéo dài hơn người lớn. Tuy nhiên, không nên quá sợ tác hại của ánh nắng mà hạn chế các hoạt động ngoài trời của trẻ.