Bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bạo hành

lệ hà |

Cần ngăn chặn và ứng phó với bạo hành, đảm bảo an toàn cho trẻ em là một khía cạnh quan trọng nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Chung tay giảm thiểu bạo hành trẻ em

Mỗi ngày, tổng đài 111 được sự quản lý của Cục Trẻ em thuộc Bộ LĐTBXH trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Trong 20 năm hoạt động (giai đoạn 2004 - 2024), tổng đài đã nhận gần 6 triệu cuộc gọi đến trong đó tư vấn và hỗ trợ 496.183 ca, can thiệp hơn 10.900 ca trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán...

Kết quả thống kê cho thấy, số cuộc gọi về xâm hại, bạo lực trẻ em có xu hướng tăng đột biến những năm gần đây. Từ năm 2019 đến nay, các cuộc gọi về vấn đề này trung bình chiếm trên dưới 50%. Đặc biệt, trong các ca can thiệp của Tổng đài, tỉ lệ các ca xâm hại, bạo lực chiếm tỉ lệ cao, với 45,28% là ca bạo lực và 24,31% là ca xâm hại tình dục.

Theo báo cáo của Bộ Công an, 8 tháng đầu năm 2024, trên toàn quốc đã điều tra, khởi tố 1.198 vụ với 1.419 bị can liên quan đến các hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em, đồng thời xử lý hành chính 48 vụ, 125 đối tượng. Trong đó, có 188 vụ dùng mạng xã hội để làm quen với trẻ em để xâm hại. Ngoài ra, tình trạng bạo lực học đường cũng thường xuyên diễn ra.

TS.BS Ngô Anh Vinh, Phó Khoa Sức khỏe vị thành niên (Bệnh viện Nhi Trung ương), cho biết: “Tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng và hậu quả lâu dài của các hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em còn chưa được cảnh báo đúng mức”.

TS.BS Ngô Anh Vinh không thể quên trường hợp bé gái 13 tuổi tự tử bằng cách uống thuốc trừ sâu do bức xúc khi bị mẹ và chị gái đánh nên cháu đã hành động dại dột như vậy. Hình ảnh bệnh nhi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch mà nguyên nhân chỉ vì bạo lực trong gia đình đã khiến bác sĩ không thể quên.

TS. Vinh kể: "Chuyện xảy ra trong đợt dịch COVID-19, bé gái theo học chương trình online của nhà trường nên thường xuyên ở nhà. Ngoài thời gian học, cháu hay vào mạng xem phim ảnh và các trang mạng xã hội khác. Vì thế, mẹ cháu lo lắng và yêu cầu cháu phải thường xuyên mở cửa phòng để mọi người luôn giám sát được.

Cháu không hài lòng về điều này vì nghĩ mình đã lớn và cần có không gian riêng tư cho bản thân. Bởi vậy, mỗi khi về nhà là cháu đóng cửa lại, không thực hiện theo yêu cầu của mẹ. Điều này khiến mẹ cháu bực mình vì nghĩ con mình đã không biết nghe lời nên đánh cháu để “dạy dỗ”.

Thêm vào đó, chị gái cũng hùa theo mẹ và đánh em. Cháu cảm thấy vô cùng đau đớn về thể xác và tinh thần, cảm thấy rất tủi thân vì những người thân trong gia đình đã không chia sẻ, che chở mà còn hành hạ cháu. Vì vậy, cháu đã mua thuốc trừ sâu và uống để tự tử. Điều may mắn là cháu được phát hiện sớm và đưa đến Bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

Sau khi cấp cứu thành công, các bác sĩ đánh giá bệnh nhân có những tổn thương về tâm lý và cần phải điều trị hỗ trợ. Ngoài ra, các bác sĩ cùng với nhà tâm lý cũng đã gặp gia đình để trao đổi và hướng dẫn về việc giáo dục đối với trẻ. Sau một thời gian trị liệu tâm lý, tình trạng tinh thần của cháu được cải thiện và cháu được ra viện để tiếp tục học tập và hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng lo lắng về tương lai của cháu vì khi về nhà nếu tình trạng bạo hành gia đình vẫn xảy ra thì việc trẻ chọn đến cái chết là điều khó tránh khỏi và hậu quả lần sau sẽ còn đau lòng hơn.

Đảm bảo an toàn cho trẻ, ngăn chặn các hành vi bạo hành

Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình và ngoài xã hội ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Liên tiếp các vụ bạo lực được đưa ra ánh sáng, còn không ít vụ chưa được phanh phui. Trẻ em bị bạo lực từ hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi đến các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Gần đây nhất, dư luận phẫn nộ vì hành vi bạo hành trẻ em diễn ra tại mái ấm Hoa Hồng, đường Tô Ký, Quận 12, TPHCM. Mái ấm Hoa do bà Giáp Thị Sông Hương làm chủ. Nơi đây được cho là nuôi dưỡng khoảng 100 trẻ em mồ côi, ngoài ra được giới thiệu là địa điểm cưu mang mẹ bầu có hoàn cảnh khó khăn, người già không nơi nương tựa.

Tuy nhiên, báo chí đã phản ánh hoạt động nuôi dạy trẻ mồ côi tại mái ấm Hoa Hồng như “địa ngục trần gian”. Nơi này chỉ được nuôi dưỡng tối đa 39 trẻ nhưng thực tế lại nuôi đến 86 trẻ, thậm chí có lúc lên tới gần 100 em. Tình trạng quá tải nghiêm trọng này đã dẫn đến việc bạo hành với trẻ nhỏ, thậm chí nhiều trẻ chỉ vài tháng tuổi.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) bức xúc trước hành vi của các bảo mẫu tại mái ấm Hoa Hồng: "Bạo lực trẻ em đáng lẽ không được phép xảy ra, thế nhưng lại xảy ra tại cơ sở chăm sóc trẻ em ngoài công lập là mái ấm Hoa Hồng. Sau các vụ bạo lực trẻ nhỏ cho thấy chúng ta thiếu mạng lưới cộng tác viên xã hội chuyên biệt. Nếu chúng ta chỉ trông chờ vào đội ngũ thanh tra, kiểm tra thì rất khó phát hiện tình trạng bạo lực trẻ nhỏ, trong khi nhân lực lại hạn chế, số cơ sở có liên quan tới chăm sóc trẻ em lại quá nhiều".

“Nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng về hậu quả của bạo lực đối với trẻ em; Chú trọng hỗ trợ, cung cấp kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ, người chăm sóc và gia đình; Đẩy mạnh truyền thông, cung cấp kiến thức về ảnh hưởng của bạo lực đối với trẻ em, xác định trách nhiệm của gia đình, xã hội, cộng đồng trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em; Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc quản lý, giáo dục, bảo vệ trẻ em; Tổ chức truyền thông tại cộng đồng nhằm giải quyết vấn đề bạo lực trẻ em.

Phải khẳng định bạo lực trẻ em là không thể chấp nhận được nhưng có thể ngăn chặn được. Bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực là trách nhiệm của mọi người. Hãy lên tiếng chống lại bạo lực trẻ em, không để trẻ em phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do bạo lực gây ra; Phối hợp thực hiện có hiệu quả, giám sát việc thực hiện hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và vai trò của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đáp ứng các nhu cầu chăm sóc và bảo vệ an toàn cho mọi trẻ em”, TS.BS Ngô Anh Vinh đưa ra giải pháp bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực.

Thực tế có rất nhiều cơ quan đang thực hiện các công tác bảo vệ trẻ em nhưng sự kết nối, phối hợp lại chưa chặt chẽ dẫn tới rất nhiều lỗ hổng có những trường hợp đã phát hiện nhưng lại không có hướng xử lý đúng cách kịp thời dẫn đến những sự cố đáng tiếc khác. Thậm chí, có những trường hợp đã được báo cáo nhưng công tác xử lý không được tiến hành và chỉ khi vụ việc bị phát hiện, dư luận lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc. Mỗi người đều cần nâng cao tinh thần chung tay phòng chống bạo hành trẻ em.

Căn cứ Điều 52, 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu cha mẹ, ông bà hay những người thân trong gia đình có hành vi bạo hành trẻ em nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt hành chính như sau:

• Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng nếu có các hành vi như đánh đập gây thương tích; lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

• Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu có sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích.

• Phạt tiền từ 20- 25 triệu đồng nếu có hành vi cố ý bỏ rơi hay ép trẻ lao động quá sức.

• Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng khi không can thiệp khi phát hiện trẻ bị xâm hại.

lệ hà
TIN LIÊN QUAN

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN dự diễn đàn bảo vệ trẻ em

Xuân Nhàn |

Sự hiện diện của Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Thái Thu Xương khẳng định tầm quan trọng của hoạt động thuộc Chương trình “Lao động: Không phải việc của trẻ em”.

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Bảo Nguyên |

Ngày 22.4, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị chuyên đề Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.

Bảo vệ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật trong bối cảnh mới

LƯƠNG HẠNH |

Với chủ đề “An sinh xã hội thích ứng với bối cảnh mới,” Diễn đàn Chính phủ - Phi Chính phủ về Phúc lợi xã hội và Phát triển lần thứ 18 nhằm trao đổi về thách thức chính mà hệ thống an sinh xã hội đang phải đối mặt.

Bản tin công đoàn: Educa hoàn tiền vụ đưa người đi Hàn Quốc

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn: Chỉ đạo nóng vụ người nước ngoài ở NOXH; Educa nhận "ngoài tầm kiểm soát" vụ đưa người đi Hàn Quốc...

3 tàu chiến Mỹ bị tên lửa hành trình tấn công

Khánh Minh |

Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố bắn trúng 3 tàu chiến Mỹ ở Trung Đông.

Mục sở thị cảnh người Thụy Sĩ bơi sông về nhà sau giờ làm

Ninh Phương |

Thụy Sĩ - Người dân ở đất nước đắt đỏ bậc nhất châu Âu thường rủ nhau bơi sông về nhà hoặc thư giãn sau giờ làm.

Bão gần Philippines mạnh lên dữ dội, sóng cao 8m

Khánh Minh |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Julian (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội và không loại trừ tăng cấp thành siêu bão.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở TPHCM, Bắc Kạn, Quảng Bình

PHẠM ĐÔNG |

TPHCM, Bắc Kạn, Quảng Bình, Tuyên Quang, Phú Yên... vừa triển khai các quyết định điều động, chỉ định, bầu, bổ nhiệm nhân sự mới trong tuần (23.9 - 28.9).

Standing Vice Chairman of the Vietnam General Confederation of Labor attended the child protection forum

Xuân Nhàn |

The presence of Permanent Vice President of the Vietnam General Confederation of Labor Thai Thu Xuong affirmed the importance of activities under the Program "Labor: Not children's work".

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Bảo Nguyên |

Ngày 22.4, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị chuyên đề Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.

Bảo vệ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật trong bối cảnh mới

LƯƠNG HẠNH |

Với chủ đề “An sinh xã hội thích ứng với bối cảnh mới,” Diễn đàn Chính phủ - Phi Chính phủ về Phúc lợi xã hội và Phát triển lần thứ 18 nhằm trao đổi về thách thức chính mà hệ thống an sinh xã hội đang phải đối mặt.