Bình Yên rộn ràng tiếng đục, tiếng đẽo

MINH HOÀ |

Lâu nay, đá ong luôn được coi là một thứ “đặc sản” riêng của vùng đất xứ Đoài (Sơn Tây cũ). Loại đá có màu nâu đỏ, kết cấu lỗ chỗ như tổ ong mà theo các vị cao niên am hiểu chữ Hán trong vùng thì tên “Thạch” có nghĩa là đá, còn “Thất” là nhà. “Thạch Thất” nghĩa là xứ sở của những ngôi nhà làm bằng đá ong.

Sôi động ở Bình Yên

Đến xã Bình Yên (huyện Thạch Thất), đi đâu người ta cũng bắt gặp hình ảnh những ngôi nhà hay bức tường làm bằng chất liệu đá ong. Kèm theo đó là âm thanh của tiếng đẽo, tiếng đục, tiếng mài đá kêu rè rè vang vọng cả một vùng. Từ những vỉa đá chìm sâu dưới lòng đất, những người thợ tại đây đã kỳ công chế tác đá ong thành những sản phẩm tinh xảo, cuốn hút người xem.

Được biết, những mỏ đá ong ở vùng quê xã Bình Yên thường nằm men theo các quả đồi, dưới từng lớp đất màu mỡ bên dòng sông Tích. Trước đây, đá ong thường được bà con khai thác để làm vật liệu xây dựng như móng nhà, tường rào, đình chùa, làm chum vại, kè bờ ao hay lát đường làng ngõ xóm..., Nhưng sau này, từ những khối đá vô tri vô giác, người dân xã Bình Yên đã biến tấu và có thêm nghề điêu khắc mỹ nghệ từ đá ong, mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định.

Những mỏ đá ong ở vùng quê xã Bình Yên thường nằm men theo các quả đồi, dưới từng lớp đất màu mỡ bên dòng sông Tích. Ảnh: PV
Những mỏ đá ong ở vùng quê xã Bình Yên thường nằm men theo các quả đồi, dưới từng lớp đất màu mỡ bên dòng sông Tích. Ảnh: PV

Ông Nguyễn Văn Nhã (SN 1956, thôn Yên Mỹ, xã Bình Yên) chia sẻ, nếu đi một vòng các xã của huyện Thạch Thất như Đông Trúc, Hạ Bằng, Tân Xã, Bình Yên, Cần Kiệm, Kim Quan..., sẽ thấy có điểm đặc biệt là các nhà dân tại đây đều được xây dựng bằng gạch đá ong, gắn mạch bằng đất màu hoặc đất trộn trấu nhào nặn kỹ lưỡng nhưng vô cùng chắc chắn và cẩn thận. Hay một chỗ mà người ta không thể không ghé thăm nếu muốn tìm hiểu thêm về nghề chế tác đá ong đó là đình làng Yên Mỹ (xã Bình Yên), nơi có trụ cao đá ong cao khoảng 10m.

“Hoa văn trên đá ong rất phong phú, nhưng đẹp nhất là các loại hoa râu, hoa sắt, hoa tổ mối, hoa trai son, hoa trai than..., mỗi loại có một vẻ đẹp riêng. Tìm được những khối đá ong lớn ẩn sâu, rải rác trong lòng đất đã khó, hì hục đào để giữ nguyên khối về nhà còn khó hơn nhiều. Nghề chế tác đá ong là một công việc vất vả, không hề đơn giản, đòi hỏi người thợ phải hết sức kiên trì, cần mẫn” - ông Nguyễn Văn Nhã tâm sự.

Lưu giữ nghề truyền thống

Theo đánh giá của nhiều nhà địa chất, đá ong là vật liệu có sẵn ở các huyện Thạch Thất, Ba Vì nhưng chất lượng tốt nhất nằm ở Bình Yên. Do thành phần cấu tạo chủ yếu là oxit sắt và nhôm nên khi còn nằm sâu dưới lòng đất thì đá ong khá mềm, nhưng khi đào lên gặp không khí, đá càng để lâu càng cứng. Khi sử dụng làm vật liệu xây dựng, tường đá ong có khả năng cách nhiệt  rất tốt nên thường mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, có độ bền cao và thân thiện với môi trường.

Cũng đang hì hục đẽo gọt khối đá ong, ông Trần Văn Bình (SN 1960, xã Bình Yên) cho biết, đá ong trong lòng đất thường có ba lớp là sản, thăn, chân. Lớp sản ở trên cùng sẽ có đặc điểm kết cấu kém, dễ bở. Phần thăn ở giữa là tốt nhất, vì mẫu hoa của đá nhỏ, có kết cấu chắc chắn. Loại chân ở dưới cùng cũng được khai thác, nhưng chủ yếu để làm những công trình đơn giản hơn. Thế hệ các cụ ở Bình Yên thường tranh thủ ngày nông nhàn ra mỏ thuổng đá, dùng xe bò cải tiến hoặc xe đạp thồ chở về. Vì công cụ khi đó còn thô sơ nên có khi họ phải tích cóp đến năm bảy tháng, một hai năm mới mới đủ vật liệu xây một ngôi nhà”.

Do thành phần cấu tạo chủ yếu là oxit sắt và nhôm nên khi còn nằm sâu dưới lòng đất thì đá ong thường mềm, nhưng khi đào lên gặp không khí, đá càng để lâu càng cứng. Ảnh: PV
Do thành phần cấu tạo chủ yếu là oxit sắt và nhôm nên khi còn nằm sâu dưới lòng đất thì đá ong thường mềm, nhưng khi đào lên gặp không khí, đá càng để lâu càng cứng. Ảnh: PV

Nhìn thì tưởng nhàn hạ, thế nhưng theo anh Nguyễn Văn Nguyên (sinh năm 1988, thôn Yên Mỹ, xã Bình Yên), nghề làm đá ong ở đây cực nhọc vô cùng. Để có được những viên đá ong “vuông thành sắc cạnh” hay những sản phẩm chế tác, người thợ đá phải kỳ công đục thuổng, đẽo gọt trong nhiều giờ đồng hồ. Có chỗ đá nhô hẳn trên mặt đất, có chỗ lại chìm sâu dưới lớp đất màu. Thợ làm nghề ở đây cả ngày chỉ quanh quẩn đục đẽo, có khi phải ăn, ngủ cùng với đá.

Đá ong khi vừa khai thác sẽ có đặc tính vừa mềm vừa giòn nên người thợ chỉ cần chạm nhẹ lưỡi cưa máy vào là khối đá có thể vỡ vụn thành cám. Chính vì vậy, công việc đào đá, tạc tượng, chạm trổ các chi tiết..., tất cả công đoạn hầu hết đều chỉ trông chờ vào chiếc thuổng cổ truyền và sức mạnh cơ bắp của người làm nghề. Từ khối đá phôi, thân đá lỗ chỗ chìm sâu dưới lòng đất, qua bàn tay và khối óc sáng tạo của người thợ đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật có hồn.

Trao đổi với PV, ông Vương Văn Mỹ (SN 1954, thôn Yên Mỹ, xã Bình Yên) cho biết, ở Thạch Thất có nhiều loại đá ong, thế nhưng nguồn đá ong tốt nhất phải nhắc đến là xã Bình Yên. Theo ông Mỹ, nhiều cơ sở chuyên sản xuất tại đây đã linh hoạt làm ra những sản phẩm mỹ nghệ từ đá ong như đèn đá, chậu, chum, vại..., cung cấp vật liệu, thi công các công trình kiến trúc. Các sản phẩm từ đá ong ở Bình Yên hiện rất đa dạng về chủng loại, trong đó nghề chế tác đá ong mỹ thuật đang nổi trội hơn cả.

Từ những vỉa đá chìm sâu dưới lòng đất, người thợ tại đây đã kỳ công chế tác đá ong thành những sản phẩm tinh xảo, cuốn hút. Ảnh: PV
Từ những vỉa đá chìm sâu dưới lòng đất, người thợ tại đây đã kỳ công chế tác đá ong thành những sản phẩm tinh xảo, cuốn hút. Ảnh: PV

Theo thống kê của UBND xã Bình Yên (huyện Thạch Thất), trên địa bàn xã hiện có hơn 20 hộ sản xuất và chế tác đá ong. Khai thác, chế tác đá ong là nghề đã tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ, phát triển kinh tế địa phương. Là nghề truyền thống lâu đời, công việc này không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân  mà nó còn góp phần làm diện mạo riêng biệt trong nét văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng nơi đây.

Để tạo điều kiện cho thanh niên theo nghề truyền thống, có việc làm, thu nhập cao, nhiều chủ xưởng tại đây đã chủ động tổ chức, chuyên môn hoá các đội sản xuất như đội khai thác, đội đẽo đá đơn giản, đội điêu khắc mỹ thuật, đội thi công công trình. Sản phẩm chế tác từ đá ong ở Bình Yên cũng vì thế mà được nhiều địa phương trong cả nước quan tâm và sử dụng: Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, thậm chí được đưa vào cả miền trung, TP.Hồ Chí Minh...

MINH HOÀ
TIN LIÊN QUAN

Làng nghề gia truyền trong phố: Lưu giữ truyền thống 100 năm làm tượng Phật

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM -  Làng nghề làm tượng Phật gần chùa Giác Hải (quận 6) sau 100 năm vẫn được các thế hệ con cháu - những người thợ lành nghề cố gắng giữ được nét riêng của nghề mà ông cha truyền lại, qua đó giữ nét đẹp truyền thống của tượng Việt Nam.

Những đôi tay điêu luyện tại làng nghề hơn 2 thế kỷ ở Cần Thơ

HỒ THẢO - YẾN PHƯƠNG |

Những bàn tay khéo léo của những người thợ ở Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (Thốt Nốt, Cần Thơ) đã tạo thêm nét truyền thống đặc sắc cho làng nghề Nam Bộ, bởi sự có mặt lâu đời tận hơn 2 thế kỷ qua.

Cận cảnh bộ sưu tập 2022 tác phẩm Hổ độc bản từ gỗ mít, đá ong

NGUYỄN THÚY |

Hà Nội - 2.022 tác phẩm hổ độc bản làm từ gỗ mít, đá ong kết hợp với nghệ thuật sơn mài được nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Sơn Tây – Hà Nội) chế tác để chào đón năm mới Nhâm Dần.

Sửa Luật Công đoàn phải phù hợp với thể chế chính trị

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Chiều 8.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tham vấn ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Cận cảnh bữa ăn sinh viên ĐH Bách khoa sau vụ tố cơm thừa

Nhóm PV |

Hiện Đại học Bách khoa Hà Nội đã cải thiện chất lượng bữa ăn cho sinh viên học Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Nam sinh ở Vĩnh Long bị đánh, hiệu trưởng sẽ nhận kỷ luật

Phong Linh |

Vĩnh Long - Ngoài kỷ luật đối với các học sinh đánh bạn, ngành giáo dục xác định hiệu trưởng và 2 giáo viên của trường cũng có sai phạm liên quan.

Chiếm 2.800m2 đất, doanh nghiệp chỉ phải nộp 6,1 triệu đồng

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Xây dựng trái phép trên diện tích 2.800m2, một doanh nghiệp tại huyện Diễn Châu chỉ phải nộp ngân sách số tiền 6,1 triệu đồng.

Vĩnh Phúc có tân Phó Giám đốc Công an

Trần Bùi |

Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa tổ chức công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.