Câu chuyện quanh chiếc bàn tròn

TS. Nguyễn Hữu Mạnh (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN) |

Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là cuộc đàm phán đạt kỷ lục lịch sử trong đàm phán ngoại giao thế giới về thời gian để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ XX. Hội nghị Paris được ký kết ngày 27.1.1973 là thắng lợi lịch sử, trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam trong Tết Mậu Thân năm 1968 cùng với thắng lợi của quân và dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ. Sự giận dữ của người dân Mỹ phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam ngày càng lên cao, đêm 31.3.1968, Tổng thống Mỹ L.B.Johnson phát biểu trên đài truyền hình đã thừa nhận thất bại trong Tết Mậu Thân, cam kết “sẵn sàng đi bước đầu tiên trên con đường xuống thang” và không ra tranh cử Tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa. Ngày 3.11.1968, đại diện Mỹ đã gặp ta đề nghị hai bên có một “cuộc họp thực chất dưới hình thức mới”. Lúc này, Mỹ mới chấp nhận thành phần bốn bên trong đàm phán ở Hiệp định Paris, bao gồm: Mỹ, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Chuẩn bị cho hội nghị bốn bên diễn ra, một loạt các cuộc họp bàn thảo về thủ tục đã diễn ra, trong đó gay cấn, nảy lửa và tốn nhiều thời gian nhất trong cuộc đấu trí ngoại giao này, lại xoay quanh về chiếc bàn ngồi trong hòa đàm. Trải qua 8 cuộc họp bí mật bàn thảo giữa hai bên kéo dài gần 2 tháng, Việt Nam và Mỹ mới đi đến thống nhất về chiếc bàn trong phiên họp công khai.

Với Việt Nam, các phiên họp là cuộc họp bốn bên, còn Mỹ gọi là cuộc họp hai phía nên việc tranh luận về chiếc bàn và cách sắp xếp chỗ ngồi diễn ra gay gắt. “Trong lịch sử đấu tranh ngoại giao thế giới chưa bao giờ lại có kiểu bắt đầu đặc biệt như vậy: trước tiên là đấu tranh về cái bàn”, bà Nguyễn Thị Bình trong cuốn hồi ký Mặt trận Dân tộc Giải phóng Chính phủ Cách mạng lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam xuất bản năm 2001 cho biết.

Ảnh tư liệu ở Triển lãm “Hiệp định Paris - Cánh cửa hoà bình” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).
Ảnh tư liệu ở Triển lãm “Hiệp định Paris - Cánh cửa hoà bình” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).

Trước tiên, phía Mỹ đề nghị nhờ Pháp thu xếp, phía Việt Nam chúng ta không đồng ý. Việt Nam cho rằng đi vào đàm phán bốn bên các đoàn phải bình đẳng, độc lập với nhau, thể hiện vai trò và vị trí của mỗi bên và phản ánh tương quan lực lượng trên chiến trường. Việt Nam yêu cầu đề cao vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng nên đề nghị một bàn vuông hoặc một bàn hình thoi và bốn đoàn ngồi bốn cạnh.

Phía Mỹ có nhiều sáng kiến để thể hiện khái niệm hai phía của họ. Lúc đầu họ đề ra cái bàn chữ nhật: Phía Mỹ và Chính quyền Sài Gòn ngồi một bên, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mặt trận Dân tộc Giải phóng ngồi một bên.

Tiếp đó họ gợi ý ra ba kiểu bàn khác:

- Hai bàn hình cung đối diện nhau, không tách rời nhau.

- Hai nửa vòng tròn đối diện nhau, tách rời nhau.

- Hai nửa vòng tròn đối diện nhau, ở giữa có khoảng cách, hai đầu có hai bàn chữ nhật cho thư ký ngồi.

Phía Việt Nam đề nghị lấy kiểu thứ hai của Mỹ nhưng không tách ra mà ghép lại thành một bàn tròn. Hai bên cứ như thế là đã mất hết hai tháng cuối năm 1968. Sang tháng giêng năm sau, phía Mỹ lại đề nghị ba kiểu bàn khác:

- Một bàn tròn liên tiếp có hai phần dành cho thư ký đối diện nhau - và hai phần đó tụt xuống thấp hơn, một nửa về phía Việt Nam, một nửa dành cho phía Mỹ.

- Một bàn trong có kê hai chiếc bàn cho thư ký đối diện nhau và dính sát vào bàn tròn.

- Hai bàn dài khép kín bằng hai nửa vòng tròn dành cho thư ký.

Trong quá trình thảo luận, đại sứ Oborenko Liên Xô tại Pháp có tham gia ý kiến và ngày 15.1.1969, hai bên chấp nhận gợi ý của đại sứ Liên Xô:

- Về sắp xếp chỗ ngồi: một bàn tròn phẳng lì, có hai bàn chữ nhật kê cách bàn tròn 0,45m đặt ở hai địa điểm đối diện nhau; các bàn này dành cho thư ký.

- Không có cờ và biển.

- Còn thứ tự phát biểu - cũng là vấn đề. Thông thường ở các Hội nghị Quốc tế, ai cũng muốn phát biểu đầu tiên, lúc các nhân vật quan trọng còn có mặt, chứ không ai đợi lúc chiều tà, chợ đã vãn mới nói vì ít người chú ý.

Sau cùng Việt Nam và Mỹ đi đến thống nhất sẽ là một cái bàn tròn to đường kính 8m, cắt đôi, trải khăn bàn màu xanh, mỗi bên có một vạch phân chia nằm bên ngoài. Phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngồi sát nhau như một bên, còn phía ta đoàn Mặt trận và đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngồi thành hai đoàn riêng biệt. Bà Nguyễn Thị Bình cho rằng “Đối với dư luận, cách ngồi của Mỹ và chính quyền Sài Gòn là không có lợi cho họ, có thể thấy rõ chính quyền Sài Gòn là tay sai của Mỹ, làm sao mà đại diện được cho nhân dân miền Nam?”.

Theo ý kiến của Liên Xô, thứ tự phát biểu trong Hội nghị này là nhờ Pháp rút thăm cầu may. Phía nào thắng sẽ phát biểu trước. Hôm sau, thể hiện sự thiện chí mong muốn hòa bình nên đại diện Việt Nam không câu nệ gì về thứ tự phát biểu, và nhường cho phía Mỹ phát biểu trước. Ta cũng chấp nhận phiên họp đầu tiên bốn đoàn vào 18.1.1969. Ngày 20.1.1969, Tổng thống L.B Johnson mới rời Nhà Trắng nhưng Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu của Việt Nam Cộng hòa không muốn hòa đàm và không muốn vị Tổng thống này của Mỹ dính dáng vào chuyện bàn thảo Hiệp định Paris. Năm ngày sau khi Tổng thống R.Nixon nhậm chức, phía Việt Nam Cộng hòa mới cử người đến tham gia Hiệp định.

Sau đó, “chiến trường ngoại giao” nổi tiếng trong Hiệp định Paris đã diễn ra gay go và phức tạp trong suốt máy năm liền đã diễn ra “vừa đánh, vừa đàm” nhưng câu chuyện về chiếc bàn trong hội nghị Paris vẫn luôn là câu chuyện nhắc nhở cho chúng ta về sự kiên định, về đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ của Việt Nam.

TS. Nguyễn Hữu Mạnh (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN)
TIN LIÊN QUAN

Hiệp định Paris trong ký ức của bạn bè quốc tế yêu mến Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký ngày 27.1.1973. Đây được coi là chiến thắng vĩ đại không chỉ cho nhân dân Việt Nam mà cả nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Với bạn bè quốc tế yêu mến Việt Nam, những ký ức về thời điểm đó vẫn luôn được trân trọng.

Hiệp định Paris: Độc lập, tự cường toàn vẹn non sông là nguyên tắc bất biến

Thanh Hà |

Tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, độc lập, tự cường và toàn vẹn non sông là nguyên tắc bất biến, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Su-25 Nga nhả tên lửa chặn đứng quân Ukraina ở Kursk

Song Minh |

Phi hành đoàn máy bay Su-25 của Nga chặn đứng việc luân chuyển quân Ukraina ở khu vực biên giới tỉnh Kursk.

Bắc Ninh triển khai khu công nghệ thông tin tập trung 274ha

Vân Trường |

Khu công nghệ thông tin tập trung tỉnh Bắc Ninh dự kiến rộng 274ha. Quy mô về số lượng lao động, chuyên gia dự kiến khoảng 20.000 người.

Xót xa những vườn đào Tết bị phá hoại, thiệt hại cả tỉ đồng

Quỳnh Trang - Hương Giang |

Gần 300 gốc đào bích chuẩn bị bán Tết có giá trị hàng triệu đồng mỗi cây của người dân tại Hà Nội đã bị kẻ gian dùng dao chặt cành, phá hoại.

Thủ phạm phá hoại Nord Stream "gieo gió gặt bão"

Ngọc Vân |

Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) cho rằng đường ống dẫn khí Nord Stream bị phá hoại là để chia rẽ châu Âu.

Siêu bão Milton mạnh nhất năm lại tăng cấp, hôm nay đổ bộ

Thanh Hà |

Siêu bão Milton - siêu bão mạnh nhất hành tinh năm 2024 - đã tăng trở lại cấp 5 vào tối 8.10.