Điểm du xuân nơi đất kinh kỳ xưa

Nguyễn Thiện Nhân |

Chùa Thiên Mụ là ngôi cổ tự cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây. Đây là ngôi chùa được chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525-1613) khởi lập sớm ở miền Trung Việt Nam, ẩn chứa nhiều câu chuyện lịch sử đầy bí ẩn. Đầu xuân năm mới, chùa Thiên Mụ luôn là một điểm linh thiêng thu hút khách thập phương vãn cảnh chùa xưa, cầu bình an.

Vùng đất cố đô Huế xinh đẹp và yên bình là nơi có nhiều di tích và đền chùa nổi tiếng của Việt Nam. Nằm bên bờ sông Hương uốn lượn duyên dáng, chùa Thiên Mụ tự hào với lối kiến ​​trúc cổ kính hòa quyện với khung cảnh an bình, xanh mát của thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây, đã là nguồn cảm hứng cho biết bao thi ca, nhạc họa.

“Đò Kim Long vẫn đưa,

Dốc Nam Giao vẫn chờ.

Chùa Thiên Mụ vẫn đợi,

Lời thề xưa ai tha thiết hẹn về”

(Huế và em - Nhật Ngân)

Điểm hành hương lâu đời của đầu xuân năm mới

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng là vị chúa Nguyễn đầu tiên, có công lao to lớn trong việc xây dựng, phát triển miền Trung Việt Nam. Tương truyền rằng chúa Nguyễn Hoàng đi thuyền rồng nhìn thấy đồi Hà Khê, ở tả ngạn dòng sông Hương là một dải đất cao như hình con rồng ngoảnh đầu trông lại, phía trước trông ra sông nước mênh mông, phía sau liền với hồ nước, phong cảnh tốt đẹp, chúa Nguyễn Hoàng mới dừng chân nghỉ và hỏi người dân. Chúa được các bô lão địa phương cho biết trên núi này, ban đêm thường có một bà lão tóc bạc phơ mặc áo đỏ quần xanh nói vọng rằng “Đời sau nếu có bậc quốc chủ muốn bồi đắp mạch núi để vương triều vững mạnh thì nên lập chùa thờ Phật, thỉnh cầu linh khí để tạo phúc cho muôn dân”. Ngạc nhiên, bất ngờ chuyển thành thích thú và vui sướng, chúa cho dựng lên một ngôi chùa để trấn giữ long mạch, chùa được xây dựng và hoàn thành vào năm 1601, đặt tên là Thiên Mụ tự (Thiên là trời, Mụ có nghĩa là bà cụ).

Từ đó, chùa Thiên Mụ trở thành trung tâm Phật giáo lớn của cả vùng, là nơi chúa Nguyễn Hoàng hay thăm viếng, cúng dường. Sử cũ ghi lại rằng “Năm Quý Mão, niên hiệu Hoằng Định thứ 4 [1603] mùa hạ, tháng tư, Đoan vương Nguyễn Hoàng lại sai thỉnh nhà sư trụ trì chùa Thiên Mụ đứng ra mở hội Đại Pháp, đọc kinh thượng thặng, giảng Pháp thượng thặng cứu độ cho chúng sinh ba đường sáu lối, cầu siêu cho bảy tổ chín huyền được vẹn thành chính giác. Trong ngày hội ấy, thần dân thiên hạ kéo đến xem hội rất đông, ai nấy đều tấm tắc ngợi khen, cho là khá sánh với hội lớn Vô già. Mọi bề công đức hoàn thành, lòng chúa Đoan vương hết mực thư thái. Từ đó vương rộng mở việc thi hành nhiều việc chính sự giáo hóa, ơn chăm trăm họ, bề tôi thán phục vui lòng, các nước láng giềng đều đến thăm, thiên hạ xưng tụng cho là bậc vua sáng ở đời thái bình”.

Những thăng trầm thời gian

Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), Phật giáo phát triển mạnh ở miền Trung Việt Nam, ngôi chùa lại được trùng tu, tôn tạo khang trang hơn. Ông đã đích thân cho khắc bia ký lên một tấm bia lớn để kỷ niệm những công trình được xây dựng tại đây. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá bằng đá cẩm thạch đồ sộ, biểu tượng của sự trường thọ, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp. Chùa Nguyễn Phúc Chu còn cho người sang Trung Quốc mua hơn 1.000 bộ kinh Phật về cất giữ trên lầu Tàng Kinh, tán dương triết lý của đạo Phật.

Vào năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” [thọ 80 tuổi] của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị, vua Thiệu Trị cho xây tòa tháp 7 tầng trước Nghi Môn chùa Thiên Mụ và đặt là Từ Nhân Tháp. Đến tháng 7 năm 1845, sau khi tòa bảo tháp này được xây xong, nhà vua Thiệu Trị tiếp tục đổi tên thành tháp Phước Duyên. Tháp Phước Duyên trở thành biểu tượng của chùa Thiên Mụ cổ kính, uy nghiêm. Tòa tháp hình bát giác có 7 tầng, cao 21m và mỗi tầng có thờ một vị Phật khác nhau, trên cùng có một pho tượng bằng vàng.

Đi sâu hơn vào khuôn viên chùa, bạn sẽ nhìn thấy khu vực cung điện Đại Hùng là thánh địa chính của chùa. Không gian chánh điện luôn chìm trong không khí tĩnh mịch trang nghiêm. Qua nhiều đợt tu sửa lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... Chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật như chiếc chiêng đồng đúc năm 1677, bức hoành phi bằng gỗ mạ vàng có khắc chữ “Linh thứ cao phong” [đỉnh núi cao Linh Thứ - điển tích truyền bá giáo lý nhà Phật] của chúa Nguyễn Phúc Chu tạo tác năm 1714.

Chùa Thiên Mụ còn gắn với nhiều biến cố của lịch sử cách mạng Việt Nam. Bên trong tháp Thiên Mụ có một chiếc xe cổ được người dân gìn giữ cẩn thận. Quý Phật tử phương xa hay du khách thập phương xin dành chút thời gian chiêm ngưỡng chiếc xe Austin Westminster từng rước tiễn đưa Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm ngày 11.6.1963. Hòa thượng mất đi nhưng để lại một trái tim xá lợi bất diệt, trở thành vị Bồ tát trường tồn trong lòng của người dân Việt Nam.

Nguyễn Thiện Nhân
TIN LIÊN QUAN

Vườn xưa của những cô gái tên Lan và Bảo tàng gốm cổ sông Hương

Hoàng Văn Minh |

Huế vừa có thêm một địa chỉ văn hóa là Lan Viên cố tích - Bảo tàng gốm cổ sông Hương ở số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế. Và chủ nhân của Bảo tàng gốm cổ là một trong những cô gái tên Lan của Lan Viên cố tích: GS.TS Triết học Thái Kim Lan - cũng là một “địa chỉ văn hóa”.

Rú Chá - vẻ đẹp hoang sơ xứ Huế

nguyễn Thuỳ |

Rú Chá là tên của một khu rừng ngập mặn nguyên sinh vô cùng đặc biệt nằm tại làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km). Nơi đây được biết đến là khu rừng ngập mặn duy nhất còn tồn tại trên hệ đầm phá Tam Giang - hệ đầm phá lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Huế: Triển lãm gốm cổ sông Hương "câu chuyện từ những dòng sông"

Tường Minh |

Huế - Khai mạc triển lãm gốm cổ sông Hương, chủ đề "câu chuyện từ những dòng sông" với hơn 300 hiện vật.

Phó Chủ tịch tỉnh xin tạm nghỉ việc để điều trị chấn thương

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Võ Ngọc Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh xin tạm nghỉ công tác điều hành, chỉ đạo để điều trị chấn thương.

Chủ quán cafe ở Thái Bình "choáng" vì hóa đơn nước quá cao

TRUNG DU |

Thái Bình - Chủ quán kinh doanh cafe tại TP Thái Bình gửi đơn khiếu nại đến công ty nước sạch vì hóa đơn tiền nước liên tục tăng cao bất thường theo thời gian.

Công bố nguyên nhân vụ 59 người ở chung cư nghi bị ngộ độc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Bể nước tại chung cư Golden City 3 (TP. Vinh) có nhiều vi sinh vật gây đau bụng, tiêu chảy cho 59 người dân.

Bộ Y tế nói gì khi gần 20 Sở Y tế bị giả mạo văn bản?

Hà Lê |

Chưa đầy một tuần đã có gần 20 Sở Y tế các tỉnh, thành phải phát đi thông báo khẩn khi bị giả mạo văn bản kiểm tra an toàn thực phẩm.

Đề nghị xem xét lại pháp lý vụ biệt thự “đẹp nhất Cà Mau”

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Trên cơ sở thẩm định của Sở Tư pháp, UBND tỉnh đề nghị xem xét lại các văn bản liên quan, xử lý đúng pháp luật.

Vườn xưa của những cô gái tên Lan và Bảo tàng gốm cổ sông Hương

Hoàng Văn Minh |

Huế vừa có thêm một địa chỉ văn hóa là Lan Viên cố tích - Bảo tàng gốm cổ sông Hương ở số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế. Và chủ nhân của Bảo tàng gốm cổ là một trong những cô gái tên Lan của Lan Viên cố tích: GS.TS Triết học Thái Kim Lan - cũng là một “địa chỉ văn hóa”.

Rú Chá - vẻ đẹp hoang sơ xứ Huế

nguyễn Thuỳ |

Rú Chá là tên của một khu rừng ngập mặn nguyên sinh vô cùng đặc biệt nằm tại làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km). Nơi đây được biết đến là khu rừng ngập mặn duy nhất còn tồn tại trên hệ đầm phá Tam Giang - hệ đầm phá lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Huế: Triển lãm gốm cổ sông Hương "câu chuyện từ những dòng sông"

Tường Minh |

Huế - Khai mạc triển lãm gốm cổ sông Hương, chủ đề "câu chuyện từ những dòng sông" với hơn 300 hiện vật.