Điểm nhấn trong tuần: Thế giới và nguyên lý đào tạo nghề “Học đi đôi với hành”

D.H (Tổng hợp) |

Tại một số quốc gia trên thế giới, hệ thống đào tạo nghề thể hiện sự linh hoạt rất cao khi kết hợp quá trình đào tạo nghề với chương trình GD phổ thông hoặc tại các trang trại, trường nghề. Và không ít quốc gia đã sử dụng một nguyên lý chung cho sự thành công trong đào tạo nghề, đó là “học đi đôi với hành”.

Một trong những quốc gia có mô hình dạy nghề khá tiên tiến, giàu kinh nghiệm, đáp ứng hiệu quả yêu cầu hội nhập và phát triển là đất nước Na Uy xinh đẹp. Một thống kê cho thấy có gần 90% thanh niên Na Uy vào học trường nghề (trường trung học - Secondary School) khi bước qua 15 - 16 tuổi. Sau khi học nghề xong, HS có thể tiếp tục học ĐH (với việc học bổ sung một số môn khoa học chung như toán, vật lý, địa lý...). Hệ thống giáo dục - dạy nghề của Na Uy đang sử dụng mô hình 2+2, tức là 2 năm học ở trường và 2 năm học thực tế tại nhà máy hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên theo hướng linh hoạt hơn, việc thực tập không nhất thiết phải là 2 năm cuối cùng mà do doanh nghiệp và nhà trường lập kế hoạch đan xen trong quá trình 4 năm học.

 

 Thế hệ nông dân hiện đại, năng động được nhiều nước chú trọng trong khâu đào tạo nghề.
Ảnh: Internet

Với đặc thù có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất thế giới (trên 210 triệu ha - chiếm 7% đất nông nghiệp toàn cầu), Liên bang Nga đặt mục tiêu đào tạo một lượng không nhỏ những nông dân tương lai hiện đại, năng động trên đồng ruộng. Để làm được điều này, Chính phủ Liên bang Nga cũng như chính phủ các nước cộng hòa trong Liên bang đã chú ý phát triển nhiều hình thức đào tạo nghề khác nhau. Trước hết, chú trọng cung cấp những kiến thức cơ bản về nghề nông cho HS trung học năm cuối phổ thông, gọi là hình thức đào tạo chuyên nghiệp sơ cấp, tại các trường cao đẳng chuyên nghiệp. HS có nhu cầu học nghề phải làm đơn nhập học theo Quy chế đào tạo chung của nhà nước. Những người được tuyển thường là HS đã tốt nghiệp phổ thông. Sau khi được tuyển vào học, các em sẽ được học nghề từ 1 đến 3 năm tùy thuộc vào trình độ học vấn phổ thông của mình. Hệ thống đào tạo chuyên nghiệp sơ cấp cho nông dân có 280 ngành nghề khác nhau, từ kỹ năng nuôi trồng sản phẩm nông nghiệp, tới thương mại, dịch vụ, kỹ thuật, giao thông trong nông nghiệp...

Điều này khá trùng hợp với Đức bởi đây cũng là nơi có xu hướng ngày càng nhiều người trẻ theo học nghề nông. Tiến sĩ Wilhelm Wehren, đại diện phòng nông nghiệp, Giám đốc điều hành Viện “Haus Riswick" tại Đức, kể rằng, nếu gia đình học viên có xí nghiệp, trang trại, họ không được học nghề tại xí nghiệp của gia đình mà phải ở một xí nghiệp khác. Học viên chỉ học lý thuyết một vài buổi, còn lại là thực hành. Giáo dục Đức gọi đó là hệ thống đào tạo "kép". Học viên sẽ phải làm bài thi nhiều môn, sẽ có nhiều bối cảnh được đưa ra và học viên phải tìm hướng giải quyết. Tốt nghiệp xong, họ mới được coi là "nhà nông". Sau khi làm tiếp một năm ngoài thực tế, học viên tốt nghiệp hệ trung cấp mới được học tiếp hệ cao đẳng. Tại Đức, hệ thống dạy nghề có các bậc như bậc 1 sơ đẳng, bậc này đào tạo mất 3 năm. Học viên học về sản xuất, thuế…; bậc 2 học về cách thức quản lý, tạo mạng lưới, sản xuất quy mô, kỹ năng về nhân lực, quản lý. Bậc 3, cao nhất, học viên sẽ được học cách quản lý, giải quyết các xung đột trong quá trình sản xuất… Ở trình độ này, có thể coi nông dân đã có bằng "thợ cả", người này có đủ điều kiện để điều hành xí nghiệp, hợp tác xã hoặc làm công tác tư vấn, đào tạo.

Rõ ràng, công thức “học đi đôi với hành” trở thành nguyên lý chung với không ít quốc gia trong mục tiêu đào tạo nghề. Nếu là HS, có thể vừa học văn hóa, kết hợp học nghề, nếu là nông dân họ được học lý thuyết, kết hợp trên đồng ruộng, trang trại và được cấp chứng chỉ mới được hành nghề. Vì thế, không có gì khó hiểu khi những quốc gia hùng mạnh này đã và đang đào tạo ra những thế hệ học viên bậc cao vừa chất lượng, có trình độ, lại có đạo đức sản xuất kinh doanh cao.

D.H (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bắc Ninh bắt kẻ chống đối xử lý vi phạm môi trường Phong Khê

Trần Tuấn |

Công an TP Bắc Ninh đã bắt khẩn cấp kẻ có hành vi chống đối xử lý vi phạm môi trường ở phường Phong Khê.

Bão số 5 Krathon rất mạnh, duy trì cấp siêu bão 24 giờ tới

AN AN |

Trong 24 giờ tới, bão số 5 Krathon vẫn duy trì sức gió mạnh cấp 16 giật trên cấp 17.

Ngư dân Quảng Ngãi nhập viện sau chuyến biển kinh hoàng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Tàu cá của ngư dân hành nghề ở quần đảo Hoàng Sa nghi bị lực lượng nước ngoài tấn công khiến nhiều người bị thương nặng, phải nhập viện điều trị.

Biến mỏ đá bỏ hoang ở Hóa An thành khu du lịch 9.000 tỉ đồng?

MINH CHÂU |

Đồng Nai - Mỏ đá bỏ hoang ở phường Hóa An, TP Biên Hòa được ví như "tuyệt tình cốc" nhưng rất nguy hiểm, nhiều bạn trẻ vẫn vô tư chụp hình ngắm cảnh.

Sai phạm ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân bị kiểm điểm

HƯNG THƠ |

QUẢNG TRỊ - Liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân liên quan và tập thể bước đầu đã bị kiểm điểm trách nhiệm.

Làng đào lớn nhất Thái Nguyên xơ xác sau trận lũ lịch sử

Việt Bắc |

Thái Nguyên - Sau trận lụt lịch sử, làng đào Cam Giá (TP Thái Nguyên) lâm cảnh xơ xác khi hàng chục hecta cây trồng bị ngập úng dài ngày.