Giày thêu Xạ Phang

Nguyễn Quang Trung |

Mong muốn có được một đôi giày đầy màu sắc được thêu thủ công tinh xảo khi mà chưa biết sẽ làm gì với nó - đó là cảm giác đầu tiên của tôi khi nhìn thấy những đôi giày xinh xắn mà những người phụ nữ Xạ Phang (tỉnh Điện Biên) làm để sử dụng hàng ngày. Để làm được một đôi giày như vậy có thể mất tới hàng chục ngày, có khi mất tới vài tháng, với tất cả công đoạn từ chọn nguyên liệu, làm đế, thêu hoa văn, khâu vá.

Có nguồn gốc từ một nhóm tộc người Trung Quốc di cư sang Việt Nam, chữ Xạ Phang là đọc chệch chữ Hạ Phương, tức là người ở vùng phía Nam. Người Xạ Phang có ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa mạnh mẽ. Những bé gái Xạ Phang ngay từ nhỏ đã được những người phụ nữ trong gia đình dạy cho kỹ thuật thêu thùa, cắt may trang phục truyền thống của dân tộc mình. Điều đó lý giải tại sao những người phụ nữ Xạ Phang dù có thể không biết chữ nhưng có thể ghi nhớ và sao chép chính xác những hoa văn của dân tộc mình như được in ra từ 1 bản thiết kế mặc dù sống cách xa nhau hàng chục, hàng trăm km trong những thung lũng hẻo lánh biệt lập.

Tuy hoa văn giống nhau nhưng mỗi đôi giày đều được phối màu riêng biệt.
Tuy hoa văn giống nhau nhưng mỗi đôi giày đều được phối màu riêng biệt.
Một phụ nữ Xạ Phang làm đế giày.
Một phụ nữ Xạ Phang làm đế giày.
Chị Lìu Xủi Hoa làm giày trong những ngày không lên nương.
Chị Lìu Xủi Hoa làm giày trong những ngày không lên nương.
Một đôi giày hoàn chỉnh.
Một đôi giày hoàn chỉnh.

“Em không bán đâu, bây giờ mắt sáng còn làm được thì làm để dành, sau này mắt kém có để sử dụng dần” - câu trả lời của chị Lìu Xủi Hoa (ở thôn Đề Pua, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) trả lời khi được hỏi mua những đôi giày của mình. Điều đó có thể làm ta thoáng buồn nhưng lại cảm thấy ấm lòng khi biết rằng, gìn giữ trang phục cho dân tộc cũng là cách gìn giữ đặc trưng văn hóa, nguồn tài nguyên để phát triển du lịch sau này. Đất nước ta là nơi chung sống của rất nhiều tộc người nhưng vì nhiều lý do mà bản sắc của một số dân tộc còn lại rất mờ nhạt. Nhiều nơi, trẻ em giờ mặc những bộ đồ ngoại nhập mua ở chợ chụp ảnh với khách du lịch. Trong khi đó, du lịch là được sống và trải nghiệm trong các không gian văn hoá khác biệt. Cảm ơn đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Xạ Phang, những người lưu giữ di sản tuyệt đẹp cho núi rừng Tây Bắc.

Nguyễn Quang Trung
TIN LIÊN QUAN

Lao động may mặc, da giày dễ kiếm việc

Nhóm phóng viên |

Những tháng cuối năm 2020, thị trường lao động tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Đồng Nai đã có nhiều chuyển biến tích cực, người lao động được học nghề, giới thiệu việc làm…

Liên kết doanh nghiệp dệt may da giày tận dụng hiệu quả các FTA

Nguyễn Hiền |

Để tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, việc kết nối, liên kết để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu chuỗi và các tập đoàn đa quốc gia có chiến lược nội địa hóa, tiếp cận các nhà cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước là yêu cầu đặt ra.

4.000 sản phẩm may mặc, giày da nhập lậu bị phát hiện, xử lý

Vũ Long |

4.000 sản phẩm gồm quần áo thời trang, giày da, chăn lông hóa học.. nhập lậu đã bị lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn bắt giữ, xử lý.

Bí đầu ra, kim ngạch xuất khẩu nhiều nhãn hàng da giày giảm tới 60-70%

Vũ Long |

Kim ngạch xuất khẩu giày dép 8 tháng giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019. Ngành da giày đang gặp nhiều khó khăn.

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

PHẠM ĐÔNG |

Cụ bà Đặng Bích Hà - phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đời ngày 17.9, hưởng thọ 96 tuổi.

Quảng Ninh chi 1.000 tỉ đồng khắc phục hậu quả bão số 3

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh đã thống nhất chủ trương dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên cho khắc phục hậu quả bão số 3.

Cháy nhà trong ngõ nhỏ tại Cầu Giấy, khói cao hàng chục mét

KHÁNH AN |

Đám cháy xảy ra vào khoảng 12h trưa 17.9, tại một nhà dân trong ngõ 58 Trần Bình (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội).

Kiên quyết giải phóng mặt bằng thực hiện cao tốc Bắc - Nam

CÔNG SÁNG |

UBND huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) sẽ tiến hành cưỡng chế nếu các hộ dân không thực hiện đúng quy định, phương án giải phóng mặt bằng.