Làm công viên rồi, người dân sẽ đi về đâu?

LAN NHI |

Đồ án Quy hoạch sông Hồng vừa được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt sẽ là cơ sở để tối ưu hóa, xây dựng đô thị ven sông hiện đại, văn minh. Thế nhưng, nhiều người dân sinh sống lâu năm ở ven sông khi được hỏi cũng không tránh khỏi cảm giác băn khoăn. Họ lo lắng về kế sinh nhai, cuộc sống của những đứa trẻ đang học tập tại nơi này.

Diện mạo mới của Thủ đô

Sau nhiều năm chờ đợi, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỉ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) với quy mô gần 11.000ha đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt. Đây được coi dấu mốc quan trọng để Thủ đô hiện thực hóa giấc mơ thành phố hai bên bờ sông, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ dòng sông có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời.

Việc đề xuất nghiên cứu, cải tạo bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hoá du lịch của quận Hoàn Kiếm sát sao với mục tiêu, định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây sẽ là điều kiện tiên quyết để khu vực bãi giữa phát triển quỹ đất, thu hút nhiều dự án lớn, đặc biệt là thu hút nhà đầu tư nước ngoài và cả những dự án đã bị lãng quên.

Các đồ án quy hoạch phân khu đô thị được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để Thành phố lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn. Hình thành các trục không gian đặc trưng hành lang xanh, với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa lịch sử, dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô. Góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.

Theo Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Giám đốc Sở quy hoạch Kiến trúc Hà Nội: Đây là đề xuất có tính pháp lý, kế thừa tất cả các đề án đã có từ trước, nhằm tạo ra sự hấp dẫn mới cho khu vực bờ bãi sông Hồng. Mục tiêu của đề án, trước hết là khai thác tiềm năng quỹ đất. Vì khu vực bãi sông Hồng quỹ đất rất lớn, cần được khai thác. Xây dựng công viên văn hóa, du lịch ở bãi giữa sông Hồng không chỉ phục vụ mỗi mục tiêu phát triển kinh tế mà còn nâng cao chất lượng sống của người dân, đồng thời tạo lập trục cảnh quan mang tính đặc thù của Thủ đô Hà Nội.

“Nếu chúng ta có những nghiên cứu khai thác hợp lý thì sẽ nâng được giá trị không gian xanh Thủ đô Hà Nội, tạo ra chất lượng sống mới cho người dân. Đây là một trong những yêu cầu rất quan trọng bởi quỹ đất trong nội đô ngày càng hiếm. Giải quyết được vấn đề quỹ đất, chúng ta sẽ có đột phá mới về chất lượng sống của người dân và đây là việc nên làm” - KTS Đào Ngọc Nghiêm nêu ý kiến.

Tuy nhiên, theo PGS-TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu), việc xây dựng, hình thành các công trình ngoài đê cũng cần phải tập trung đánh giá, gắn chặt và tuân thủ một cách tuyệt đối quy hoạch thoát lũ, bảo vệ môi trường. Quy định rõ những công trình nào được làm và không được làm để có sự ứng xử phù hợp. Đặc biệt, trong hành lang thoát lũ, không được xây dựng những công trình kiên cố, không nên tác tác động vào dòng chảy của dòng sông bởi sẽ dẫn tới nguy cơ ngập úng.

Nhìn nhận nếu để trống khu vực này thì cũng có sự lãng phí nhất định, song ông Tứ cũng lưu ý, trong hành lang thoát lũ luôn có những rủi ro về sự an toàn, nhất là vào mùa mưa, lũ. Kể cả việc phát triển làm công viên ở bãi bồi sông Hồng thì thành phố cũng cần phải tính toán, cân nhắc và đánh giá rất kỹ lưỡng. Đồng thời, chuẩn bị các phương án cảnh báo, nhắc nhở người dân khi tham gia vui chơi, giải trí, sinh hoạt trong điều kiện không an toàn.

Nghe tin có dự án làm công viên, nhiều người dân sinh sống ở bãi giữa sông Hồng cũng rất hoang mang, không biết sẽ trôi dạt về đâu? Ảnh: Lan Nhi
Nghe tin có dự án làm công viên, nhiều người dân sinh sống ở bãi giữa sông Hồng cũng rất hoang mang, không biết sẽ trôi dạt về đâu? Ảnh: Lan Nhi

Lo ngại vấn đề an sinh, xã hội 

Được biết, khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng có diện tích khoảng 23ha, nằm chủ yếu trên địa bàn phường Phúc Tân (Hoàn Kiếm), một phần (khoảng 1ha) thuộc địa phận quận Long Biên. Diện tích này không cố định mà phụ thuộc mùa mưa lũ từng năm, tiếp giáp với 3 quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng và Long Biên (TP.Hà Nội).

Là hướng dẫn viên du lịch tự do, anh Trần Văn Minh (SN 1985, quê ở Ninh Bình) khi được hỏi cũng tỏ ra rất băn khoăn về tính khả thi của dự án biến bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hoá Thủ đô. Anh Minh cho rằng, vấn đề giao thông, đường xá ở đây đi lại khó khăn, điện nước hầu như không có..., việc để du khách tiếp cận khu vực này đối với anh cũng rất vất vả, không hề dễ dàng.

Anh Trần Văn Minh chia sẻ: "Việc xây dựng công viên mới ở một vị trí khó tiếp cận như bãi giữa sông Hồng, tôi nghĩ dự án cần phải xem xét kỹ lưỡng nhu cầu thực của mọi người để tránh đầu tư lãng phí. Khách du lịch tham quan, đặt tour ở đây chủ yếu sẽ là khách Tây đam mê trải nghiệm khám phá, trekking, yêu thích cuộc sống hoang sơ, chứ tôi thấy lượng khách nội địa rất ít. Trong khi đó, có không ít công viên lớn trong nội thành hiện còn phải bỏ hoang, không thu hút, đáp ứng được nhu cầu của người dân".

Lênh đênh trên sông nước đã 10 năm qua, gia đình chị Nguyễn Thị Mai (ở bãi giữa sông Hồng) cũng cho rằng việc biến nơi đây trở thành công viên có thể thay đổi hoàn toàn diện mạo, giúp người dân khu vực xung quanh có thêm thu nhập từ việc kinh doanh hàng quán, phục vụ du khách. Tuy nhiên, ở khu vực bãi giữa, bãi bồi này chủ yếu là người không có nhà, quanh năm sống trên thuyền bè, bám vào việc trồng rau màu trên bãi để mưu sinh nên chị Ánh cũng rất lo lắng. Nếu quy hoạch diễn ra thì gia đình chị sẽ trôi dạt về đâu?

“Thế hệ chúng tôi đã sinh sống ở đây hàng chục năm rồi. Có những gia đình sinh sống trên thuyền bè đã mấy thế hệ, nhà đông trẻ con. Nghe tin có dự án làm công viên, chúng tôi cũng rất hoang mang, không biết rằng sau này mình sẽ đi đâu, ở đâu, làm gì? Nếu như Nhà nước giải quyết, tháo gỡ được những vấn đề nêu trên thì bà con ở đây sẽ có một cuộc sống mới. Thế hệ chúng tôi có thể chẳng còn sống được bao lâu nữa, nhưng phải nghĩ cho thế hệ con cháu. Cha mẹ cứ sống tha phương cầu thực, lênh đênh, không có giấy tờ tuỳ thân, không nhà cửa thì con cái sinh ra sẽ rất khổ khi cuộc sống bấp bênh” - ông Nguyễn Đăng Được (Trưởng xóm bãi giữa sông Hồng) cho hay.

Đề cập đến về vấn đề này, ông Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm thông tin: Chỉ tính riêng hai phường Chương Dương và Phúc Tân đã bao phủ diện tích khoảng 100ha, sẽ có trên 40.000 thửa đất người dân đang sinh sống nằm trong đồ án sông Hồng sẽ được quy hoạch. Như vậy, công tác an sinh xã hội, đảm bảo đời sống cho người dân ở đây sẽ cực kỳ quan trọng và cần phải được đặt lên hàng đầu.

Quy hoạch phân khi đô thị sông Hồng không chỉ hướng đến mục tiêu tổ chức lại không gian hai bên bờ sông mà còn phải nêu rõ việc ai đi, ai ở và ở như thế nào... Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Hà Nội cần phải có cơ chế đặc thù để thực hiện quy hoạch mang tính quyết định cho sự hình thành trục không gian cảnh quan của Thủ đô, làm thế nào để xây dựng khu đô thị dọc  theo bờ sông, cái nào phải cải tạo, bộ phận nào phải di dời theo quy hoạch để người dân được hưởng thụ những điều kiện về an sinh, xã hội tốt nhất.

LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Khu vực nào có thể được tồn tại sau quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng?

Tô Thế |

Hà Nội - Trong quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được phê duyệt, một số khu vực dân cư đang có chưa được đề cập trong danh mục được tồn tại. Hiện các đơn vị liên quan đang xem xét để có sự điều chỉnh.

Quy hoạch đô thị sông Hồng: Di dời dân cư khu vực sạt lở, mất an toàn

Phạm Đông |

Hà Nội - Các đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân. Các địa phương xây dựng phương án, lộ trình di dời các khu vực dân cư ở khu vực dòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn.

Hà Nội công bố quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, có 8 cầu vượt sông

Phạm Đông |

Hà Nội - Với quy mô gần 11.000 ha, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Quy hoạch gồm 3 phân đoạn chính và 8 cây cầu vượt sông Hồng.

Rác thải xây dựng, sinh hoạt chất đống gần cả cây số ở bãi giữa sông Hồng

Nguyễn Long |

Con đường nối giữa ngõ 76 An Dương (Tây Hồ, Hà Nội) với bãi giữa sông Hồng, đã trở thành nơi tập kết rác thải, phế liệu tự phát dài gần 1km. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của những người dân trong khu vực này. 

Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đi qua 13 quận, huyện

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, dự báo quy mô dân số tối đa đến năm 2030 vào khoảng 300.000 người. Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215.000 người, dân số đất nhóm nhà ở mới là 85.000 người.

Giả mạo CSGT hỗ trợ định danh biển số để lừa đảo

NHÓM PV |

Sơn La - Gần đây nhiều người dân địa phương đã bị các đối tượng gọi điện tự xưng là Cảnh sát giao thông (CSGT) với mục đích hỗ trợ cài đặt định danh biển số xe để lừa đảo.

Lao động Đồng Tháp hạnh phúc hồi hương, có việc ổn định

Lục Tùng - Phong Linh |

Đồng Tháp - Với nhiều chủ trương thiết thực, hiệu quả, Đồng Tháp không chỉ kết nối mà còn giúp người lao động hồi hương tìm thấy hạnh phúc ngay quê nhà.

Mỹ tuyên bố trừng phạt các quỹ ủng hộ Hamas

Bùi Đức |

Sau 1 năm cuộc chiến tại Dải Gaza bùng phát, nhiều quỹ hỗ trợ tài chính cho Hamas đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ.