Luật Dầu khí cần mang đặc thù Dầu khí

Cao Nguyên |

Ra đời cách đây gần 30 năm, Luật Dầu khí năm 1993 đã 2 lần sửa đổi nhưng đến nay không còn phù hợp, thậm chí còn “trói buộc” hoạt động của ngành năng lượng quan trọng này. Mục đích cơ bản của việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) nhằm hoàn thiện khung pháp lý về dầu khí, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống luật pháp trong các hoạt động dầu khí, phù hợp với các cam kết quốc tế và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.

“Trói buộc” hoạt động dầu khí

Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này đã tiếp thu hơn 150 ý kiến từ các Bộ ngành, các địa phương, cơ quan, đoàn thể, cá nhân... góp ý cho dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi). Hiện Ban soạn thảo đang tổng hợp, chỉnh sửa Dự thảo để trình Bộ Tư pháp thẩm định vào cuối tháng 11 này, kịp thời trình Chính phủ trước ngày 10.1.2022.

Ông Lê Ngọc Sơn, Phó Tổng giám đốc PVN cho rằng, Luật Dầu khí 1993 (sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2008) đã bộc lộ các bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi. Vì vậy, trên cơ sở 6 nhóm chính sách lớn mà Bộ Công Thương trình Chính phủ tại Tờ trình số 9601/TTr-BCT ngày 14.12.2020 về đề nghị xây dựng Luật Dầu khí (thay thế Luật Dầu khí hiện hành), ngày 19.10.2021, PVN đã gửi ý kiến cho Bộ Công Thương về dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi với 2 mục tiêu quan trọng.

Cụ thể, PVN đề xuất các sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý phù hợp cho hoạt động dầu khí, khôi phục tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí để thu hút được nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó phải đảm bảo tính logic, đồng bộ, thống nhất giữa các nội dung của dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi.

“Nguyên tắc đặt ra là các nội dung luật pháp về dầu khí giúp cho hoạt động dầu khí trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam nói chung và hoạt động của PVN nói riêng mang đầy đủ đặc trưng, đặc thù của ngành dầu khí theo thông lệ quốc tế”, Phó TGĐ Lê Ngọc Sơn nhận định.

Nhận xét chung về dự thảo Luật Dầu khí, chuyên gia Đoàn Văn Thuần (Viện Dầu khí Việt Nam - VPI) cho biết, tại Việt Nam, công tác quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí được quy định ngay từ khi Luật Dầu khí được ban hành (Luật Dầu khí 1993); trong đó, khẳng định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí.

Ông Nguyễn Quốc Thập - Phó Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn
Ông Nguyễn Quốc Thập - Phó Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn

Đến năm 2008, Luật Dầu khí được sửa đổi, bổ sung và xác định vai trò, chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí; trong đó, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí.

Theo quy định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có tính pháp lý cao nhất đối với kết quả đấu thầu lô dầu khí và hợp đồng dầu khí; phương án hợp tác để triển khai hoạt động dầu khí tại các vùng chồng lấn với nước ngoài; kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí; danh mục các lô dầu khí, phân định, điều chỉnh giới hạn các lô dầu khí, báo cáo trữ lượng (RAR); kế hoạch phát triển mỏ/kế hoạch phát triển mỏ điều chỉnh (FDP/FDP điều chỉnh)...

Bộ Công Thương có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí (ODP), kế hoạch khai thác sớm (EDP) tại các khu vực diện tích hợp đồng; phê duyệt kế hoạch, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và việc phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

Các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật như: Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành các quy định liên quan đến thuế trong hoạt động dầu khí, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Công ty Dầu khí quốc gia (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) ký kết hợp đồng dầu khí; quản lý và giám sát việc thực hiện của nhà thầu và người điều hành trong các hợp đồng và dự án thăm dò khai thác dầu khí ở trong nước thông qua việc phê duyệt chương trình công tác và ngân sách hàng năm, kế hoạch và chương trình thẩm lượng, xác lập diện tích phát triển, lịch trình khai thác...

“Với hành lang pháp lý này, hoạt động dầu khí tại Việt Nam đang có quá nhiều cơ quan cùng tham gia vào hoạch định chính sách và phê duyệt các quy trình liên quan”, ông Thuần nhấn mạnh.

Quyền lợi và nghĩa vụ phải song hành

Tham luận tại toạ đàm “Luật Dầu khí cần mang đặc thù Dầu khí” do Báo Lao Động và PVN tổ chức vừa qua, các ý kiến khẳng định, trải qua 60 năm hình thành và phát triển, đến nay, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm thăm dò khai thác - phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ dầu khí, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng đất nước.

Ông Trần Thanh Tùng - Phó vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương khẳng định, dầu khí là ngành đặc thù, công nghệ nguồn của các ngành nghề khác. Quy hoạch của ngành dầu khí là để phát triển các ngành điện, công nghiệp phụ trợ, chế tạo... Với đặc thù hoạt động trên biển, rủi ro lớn khi khoan 10 giếng thì may ra được 1-2 giếng có phát hiện dầu khí, Luật Dầu khí hiện nay không thu hút được đầu tư nước ngoài vào hoạt động này do những hạn chế liên quan đến hợp đồng chia sản phẩm (PSC), thời hạn giai đoạn của tìm kiếm thăm dò, quy trình phê duyệt để khai thác sau khi có các phát hiện dầu khí, đặc biệt là các thuế liên quan.

Thực tế là trong hoạt động tìm kiếm thăm dò, nhà đầu tư cần cơ chế ưu đãi đầu tư để thu hồi chi phí. Trong dự thảo Luật Dầu khí mới, Bộ Công Thương đang đề xuất cơ chế mới đối với Lô đặc biệt ưu đãi đầu tư. Cụ thể, áp dụng mức thuế suất thuế tài nguyên như đối với các lô ưu đãi đầu tư dầu khí, giảm 30% thuê thu nhập doanh nghiệp lô thông thường thì ưu đãi là 50%, lô khuyến khích là 70%; lô đặc biệt khuyến khích là 80%..., ông Tùng cho biết.

Ông Trần Văn - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội chia sẻ, những đóng góp của ngành Dầu khí vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, cần phải hướng đến việc giải quyết khó khăn, vướng mắc hiện tại mang tính đặc thù của ngành Dầu khí để tạo điều kiện cơ sở cho hoạt động của Petrovietnam.

Trong đó, phải có cơ chế, chính sách trong việc trích lập dự phòng rủi ro cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí để có điều kiện tốt nhất cho Petrovietnam triển khai các hoạt động này, tiếp tục có các dự án khai thác dầu khí.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ khẳng định trình độ khoa học công nghệ của ngành Dầu khí nói chung và của Petrovietnam nói riêng đã tiệm cận tới trình độ của khu vực và thế giới.

Ông Lê Ngọc Sơn - Phó Tổng Giám đốc PVN. Ảnh: Hải Nguyễn
Ông Lê Ngọc Sơn - Phó Tổng Giám đốc PVN. Ảnh: Hải Nguyễn

Để Petrovietnam phát huy những thế mạnh đó cần phải có những hỗ trợ cho ngành Dầu khí thông qua các cơ chế, chính sách, đồng thời phải có quyền lợi và nghĩa vụ đi kèm nhau trong các quy định đó. Bên cạnh đó, ông Kiên cũng cho rằng cần xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) một cách bao quát, cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo với các Luật khác để các nhà đầu tư tham gia các dự án dầu khí có thể yên tâm triển khai nhanh, hiệu quả các dự án theo đúng quy định của Luật Dầu khí mà không gặp vướng mắc theo quy định tại các Luật khác.

“Trong hoạt động dầu khí có liên quan tới nhà đầu tư nước ngoài, quyền lợi và nghĩa vụ phải song hành với nhau. Điều này có nghĩa là khi Nhà nước và nhà đầu tư có quan hệ về phân chia lợi nhuận trong khai thác dầu khí thì cũng nên có cơ chế phân chia rủi ro với nhà đầu tư bởi hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí là hoạt động đặc thù mang tính rủi ro rất cao”, ông Kiên nói thêm.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Nhân Ngày văn hóa doanh nghiệp Việt Nam 10.11: Bản sắc Petrovietnam

Trần Thế Vinh |

Trong quá trình xây dựng, hình thành và phát triển, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã không ngừng nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức, với ý chí và bản lĩnh của “những người đi tìm lửa” thực hiện sứ mệnh tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa chính là mấu chốt của chiến lược phát triển bền vững của Petrovietnam. Chính bản sắc văn hóa trở thành sức mạnh, làm nên thương hiệu Petrovietnam, khẳng định vị thế Petrovietnam - Tập đoàn kinh tế đầu tàu vững mạnh, tiên phong trong nền kinh tế quốc dân.

Petrovietnam: Đương đầu thách thức - bảo vệ thành quả

TRẦN THẾ VINH |

8 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, song Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) đề ra. Đặc biệt, thông tin với báo chí, Bộ Tài chính cho biết: “Trong khi các nguồn thu nội địa, thu từ xuất nhập khẩu đạt mức thấp so với dự toán thì thu ngân sách từ dầu thô 8 tháng vẫn ghi nhận kết quả tích cực, đạt 25,7 nghìn tỉ đồng, bằng 111% dự toán, tăng 0,9% so cùng kỳ”.

CEO - Meeting lần thứ 9 năm 2021: Petrovietnam đẩy mạnh chuyển đổi số

THẾ VINH |

Ngày 6.9 vừa qua, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đã chủ trì buổi giao ban điều hành sản xuất kinh doanh thường kỳ lần thứ 9 năm 2021 trực tuyến với thủ trưởng các đơn vị trong toàn Tập đoàn.

Petrovietnam: Gần nửa thế kỷ đi từ "không đến có"

Trần Thế Vinh |

Trải qua gần nửa thế kỷ (46 năm thành lập 3.9.1975 - 3.9.2021) với nhiều thăng trầm, phải đối diện với muôn vàn khó khăn, thử thách, tập thể người lao động Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, miệt mài cống hiến hết mình cho sứ mệnh “tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc”.

Petrovietnam đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ

Trần Thế Vinh |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, dẫn đến khó khăn chung cho nền kinh tế, bên cạnh tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp phòng chống dịch, Petrovietnam tích cực đẩy mạnh “chiến dịch” tiêm vaccine bảo vệ sức khỏe cho người lao động (NLĐ), nhằm giữ vững nguồn lực; triển khai đồng bộ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), duy trì ổn định, phát triển trong hầu hết các mặt hoạt động.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Nhân Ngày văn hóa doanh nghiệp Việt Nam 10.11: Bản sắc Petrovietnam

Trần Thế Vinh |

Trong quá trình xây dựng, hình thành và phát triển, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã không ngừng nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức, với ý chí và bản lĩnh của “những người đi tìm lửa” thực hiện sứ mệnh tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa chính là mấu chốt của chiến lược phát triển bền vững của Petrovietnam. Chính bản sắc văn hóa trở thành sức mạnh, làm nên thương hiệu Petrovietnam, khẳng định vị thế Petrovietnam - Tập đoàn kinh tế đầu tàu vững mạnh, tiên phong trong nền kinh tế quốc dân.

Petrovietnam: Đương đầu thách thức - bảo vệ thành quả

TRẦN THẾ VINH |

8 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, song Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) đề ra. Đặc biệt, thông tin với báo chí, Bộ Tài chính cho biết: “Trong khi các nguồn thu nội địa, thu từ xuất nhập khẩu đạt mức thấp so với dự toán thì thu ngân sách từ dầu thô 8 tháng vẫn ghi nhận kết quả tích cực, đạt 25,7 nghìn tỉ đồng, bằng 111% dự toán, tăng 0,9% so cùng kỳ”.

CEO - Meeting lần thứ 9 năm 2021: Petrovietnam đẩy mạnh chuyển đổi số

THẾ VINH |

Ngày 6.9 vừa qua, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đã chủ trì buổi giao ban điều hành sản xuất kinh doanh thường kỳ lần thứ 9 năm 2021 trực tuyến với thủ trưởng các đơn vị trong toàn Tập đoàn.

Petrovietnam: Gần nửa thế kỷ đi từ "không đến có"

Trần Thế Vinh |

Trải qua gần nửa thế kỷ (46 năm thành lập 3.9.1975 - 3.9.2021) với nhiều thăng trầm, phải đối diện với muôn vàn khó khăn, thử thách, tập thể người lao động Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, miệt mài cống hiến hết mình cho sứ mệnh “tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc”.

Petrovietnam đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ

Trần Thế Vinh |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, dẫn đến khó khăn chung cho nền kinh tế, bên cạnh tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp phòng chống dịch, Petrovietnam tích cực đẩy mạnh “chiến dịch” tiêm vaccine bảo vệ sức khỏe cho người lao động (NLĐ), nhằm giữ vững nguồn lực; triển khai đồng bộ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), duy trì ổn định, phát triển trong hầu hết các mặt hoạt động.