Nhạc sĩ Văn Cao - viết và vẽ cho Báo Lao Động

Linh Anh |

Không chỉ nổi tiếng với những bản nhạc, trong đó có “Tiến quân ca” - bài Quốc ca của Việt Nam mà nhạc sĩ Văn Cao còn thể hiện sự đa tài của mình bằng thơ, hoạ. Một phần tài năng ấy, thật vinh dự cho những người làm Báo Lao Động, người nhạc sĩ đa tài này dành cho tờ báo của tổ chức Công đoàn.

Đặt viên gạch xây lại Báo Lao Động sau Cách mạng tháng Tám

Báo Lao Động ra số đầu tiên ngày 14.8.1929, được 4 số liên tiếp sau đó rút vào bí mật. Mãi đến khi Cách mạng tháng Tám (1945) thành công báo mới trở lại ra công khai. Một trong những người góp công lớn trong giai đoạn đó chính là nhạc sĩ Văn Cao. Lịch sử Báo Lao Động ghi lại lời của nhạc sĩ trong thời gian này: Tôi có cái vinh dự là sau Cách mạng Tháng Tám, khi Báo Lao Động ra số công khai đầu tiên thì tôi đã có mặt. Trước đó tôi làm việc bên Báo Độc Lập. Vốn có quan hệ công tác thời bí mật với ông Trần Danh Tuyên và ông Nguyễn Hữu Mai, nên khi ông Tuyên phụ trách tờ Lao Động mời là tôi về ngay. Hàng ngày tôi làm việc trực tiếp với ông ấy ở 51 Hàng Bồ, trụ sở của Báo Lao Động. Tôi vừa viết bài, viết truyện vừa trông nom việc ấn loát. Nhà in ở tầng một. Trên gác bàn việc xong là tôi xuống ngay với anh em công nhân. Và suốt ngày, thậm chí suốt đêm ở đó luôn. Nhà in thiếu thốn đủ thứ, mầu, mực không có đã đành. Khuôn chữ thì nham nhở. Phải tìm tòi lục lọi cái gì còn tận dụng được thì dùng. Phải làm sao tờ báo in ra được đẹp. Bí quá tôi phải về lấy bộ chữ mới (bộ chữ có chân) ở nhà in Rạng Đông của ông bố vợ sau này. Có chữ tốt rồi lại phải tìm cách trình bày sao cho đẹp, cho rõ ràng, sáng sủa... Trước mình là anh sáng tác, suốt ngày lang thang vơ vẩn ngoài đường. Giờ thì từ sáng đến khuya quanh quẩn bên bàn, bên máy; bên anh em công nhân... giữ luôn cả việc sửa mo-rát (sửa bản in thử) nữa. Có vất vả nhưng thấy rất vui, không biết mệt là gì... Tờ Lao Động in rất đẹp, chữ có chân vào loại nhất thời bấy giờ”.

Về chuyện vì sao Văn Cao có thời gian gắn bó với Lao Động, hoạ sĩ Văn Thao - con trai nhạc sĩ Văn Cao - cũng từng chia sẻ rằng, “đầu tháng 12.1945, ông Nguyễn Khang dẫn ông Trần Cư đến gặp Văn Cao tại nhà in Rạng Đông: “Anh Trần Cư là cán bộ phụ trách Công đoàn Hỏa xa. Bên ấy đang triển khai thành lập các đội tự vệ võ trang, nhưng chưa có người huấn luyện. Văn Cao đã từng phụ trách đội trừ gian nên mình cử cậu sang giúp anh Trần Cư huấn luyện các đội tự vệ cho ngành đường sắt. Nhưng công việc ấn loát vẫn do cậu đảm nhận và điều hành”.

Văn Cao nhận lời. Ông tạm thời bàn giao công việc tại nhà in cho ông Nghiêm Bình rồi sang làm việc với các đội tự vệ công nhân ngành đường sắt tại ga Hàng Cỏ. Việc tổ chức các đội tự vệ và giác ngộ chính trị cho các đội viên đều do Trần Cư phụ trách. Văn Cao chịu trách nhiệm huấn luyện về quân sự.

Thực tế Trần Cư khi đó đã là một trong những lãnh đạo của Hội Công nhân cứu quốc (tên gọi của tổ chức Công đoàn giai đoạn 1941-1946). Trần Cư cùng Hà Kế Tấn, Trần Danh Tuyên, Trần Bảo thuộc ban Công vận thuộc Xứ ủy Bắc Kỳ, của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đóng tại 51 Hàng Bồ - Hà Nội - là trụ sở của Lao Động sau này.

Trong những tháng ngày cùng làm báo ở Lao Động tuy không dài nhưng có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao, trong đó có sự ra đời của bài "Công nhân Việt Nam".

Ông Văn Thao kể rằng, cuối tháng 12.1945, một chiều tối, hòa cùng những người công nhân trở về sau một ca làm việc, Văn Cao cảm thấy mình là một thành viên trong đội ngũ của những người công nhân hỏa xa ấy. Những con người mạnh mẽ, trung thực, thẳng thắn đôn hậu và nhân ái. Văn Cao đi cùng một tốp thợ dọc theo phố ga trở về căn gác nhỏ của mình tại 45 phố Nguyễn Thượng Hiền.

Đêm ấy Văn Cao không ngủ. Một nét nhạc cứ lặp đi lặp lại ngân lên, một lời ca bật ra: “Công nhân Việt Nam tiến tới/ Cùng sống tập đoàn, toàn thế giới công khai cùng kiến thiết xã hội ngày mai...”. Văn Cao nhận ra rằng, công cuộc kiến thiết đất nước tương lai nằm trong tay giai cấp công nhân. Từ nhận thức đó những dòng ca từ cứ lần lượt hiện ra đan xen với những nét nhạc hòa quyện vào nhau... “... Một thế giới mới kiến thiết, một tương lai cho công nhân, một hân hoan cho muôn giống người/ Một sức sống mới thắm thiết, dựng xây do tay công nhân, đoàn kết chiến đấu chung khắp nơi...”.  Sáng hôm sau, Văn Cao cẩn thận chép lại bài hát vừa hoàn thành trong đêm. Văn Cao nắn nót viết lên trên đầu trang giấy tên bài hát “Công nhân Việt Nam”.

“Công nhân Việt Nam” được in trên Báo Lao Động kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1.5.1946. “Công nhân Việt Nam” đã có thời điểm được chọn làm bài hát chính thức của Tổng Công đoàn Việt Nam.

Bìa báo Tết Lao Động năm 1982 do nhạc sĩ Văn Cao vẽ.
Bìa báo Tết Lao Động năm 1982 do nhạc sĩ Văn Cao vẽ.

Văn Cao vẽ với Lao Động

Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Trần Đức Chính nhận xét rằng: “Tôi là lớp hậu sinh, đã làm báo 50 năm vẫn “chưa là cái đinh” gì so với thời ông Văn Cao làm báo. Ông kể, năm 1945 trụ sở Báo Lao Động dọn về nhà 51 Hàng Bồ. Đây cũng là trụ sở Công vận xứ uỷ Bắc Kỳ của Đảng. Ông Văn Cao đa tài, viết bài, biên tập, vẽ minh hoạ, sắp chữ và in báo. Thú thật chưa có nhà báo nào làm được ngần ấy công việc cho một tờ tuần báo”.

Tuy không được xếp vào bậc danh họa nhưng những đóng góp của Văn Cao ở lĩnh vực hội họa là không thể phủ nhận. Đặc biệt trên lĩnh vực vẽ bìa sách và minh họa cho báo giấy, ông để lại những dấu ấn đậm nét. Theo nhà phê bình mĩ thuật Thái Bá Vân “chính Văn Cao và vài ba người nữa (Bùi Xuân Phái, Sỹ Ngọc, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng...) vào những năm 60 đã mở hướng thẩm mĩ mới cho minh họa và đồ họa... Có thể nói Văn Cao đã lập được một trường phái minh họa và bìa sách”.

Đáng chú ý, từ những năm 70, Văn Cao chú trọng nhiều hơn đến việc vẽ bìa báo Tết, báo Xuân. Năm 1974, Văn Cao xuất hiện trên tuần báo Văn nghệ, minh họa bìa cho ấn phẩm Xuân Giáp Dần. Kể từ đó trở đi, ông trở lại đều đặn hơn trên các tờ báo và vẫn ở vai trò người minh họa. Những tờ báo ông cộng tác là Văn nghệ (báo của Hội Nhà văn), Lao Động (báo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam), Đại đoàn kết (báo của Mặt trận Tổ quốc) và Người Hà Nội (báo của Hội văn nghệ Hà Nội).

Năm 1982, tờ Lao Động Xuân Nhâm Tuất xuất bản với bìa báo do Văn Cao vẽ, đây là tranh bìa Tết rất “Văn Cao”: đơn giản nhưng cũng đầy phóng khoáng, tinh tế.

Lần cuối cùng Văn Cao “đến chơi” với Báo Lao Động là dịp lễ kỷ niệm 65 năm Báo Lao Động xuất bản số đầu tiên. Đó là tháng 8.1994, chưa đầy một năm sau, người nhạc sĩ, hoạ sĩ có thời gian gắn bó với Báo Lao Động từ trần. Di sản của Văn Cao tại Lao Động sẽ và tiếp tục được các thế hệ làm Báo Lao Động gìn giữ, phát huy.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Con trai nhạc sĩ Văn Cao: “Cha là cây cao bóng cả bao trùm chúng tôi”

Thảo Phương (thực hiện) |

Trong mắt họa sĩ, nhạc sĩ Văn Thao, cha ông là cố nhạc sĩ Văn Cao nghiêm khắc nhưng công bằng. Cả một đời ông yêu thương, luôn hết lòng vì gia đình và đam mê nghệ thuật.

Hình ảnh hiếm của Trịnh Công Sơn chụp cùng nhạc sĩ Văn Cao, Lương Triều Vỹ

VIỆT PHONG |

Trong triển lãm "Trịnh Công Sơn - Lần đầu gặp lại", những hình ảnh hiếm của cố nhạc sĩ được nhiếp ảnh gia Dương Minh Long ghi lại thu hút sự quan tâm của công chúng.

"Quốc ca - mỗi lần hát đều rưng rưng, xúc động”

Hào Hoa |

Ca sĩ Tùng Dương đã thu âm Quốc ca với rất nhiều cảm xúc. Tùng Dương chia sẻ, bài hát “Tiến quân ca” với anh luôn thiêng liêng, chất chứa tự hào khi cất lên tiếng hát.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm, tặng quà người dân bị thiên tai tại Hà Giang

Nguyễn Tùng |

Ngày 14.9, ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) cùng đoàn công tác tới thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân viên chức lao động và người dân bị thiệt hại do lũ lụt tại Hà Giang.

Haaland lập cú đúp giúp Man City đánh bại Brentford

NGUYỄN ĐĂNG |

Brentford đã không thể tạo nên cú sốc trước Man City tại vòng 4 Ngoại hạng Anh, dù đã dẫn trước ngay ở giây thứ 22.

Thị trường ế ẩm, bánh Trung thu truyền thống vẫn đắt hàng

Phương Anh |

Hà Nội - Trái với cảnh nhiều điểm bán bánh Trung thu ế ẩm dù giảm giá, khách vẫn xếp hàng dài chờ mua bánh Trung thu truyền thống trên phố Thụy Khuê.

Giờ thứ 9: Trả về nguyên quán - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cô gái trẻ tiến tới hôn nhân khi vừa học hết cấp 3. Cô bị gia đình phản đối vì quyết định này. Diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ ra sao?

Di dời cả bản hơn 100 hộ ở Sơn La trước nguy cơ sạt trượt

Minh Nguyễn |

Sơn La - Lực lượng chức năng đang khẩn trương di dời người dân một bản ở huyện Bắc Yên để tránh nguy hiểm do xuất hiện vị trí nứt gãy có nguy cơ sạt trượt.