Những chuyến rong ruổi của ân tình

Thanh Nga |

Nay còn ở quê nhà Bình Định, mai lại ở Quảng Ngãi, vài hôm sau thì có mặt tại Hà Nội..., chàng trai khuyết tật Nguyễn Văn Lưu (29 tuổi, thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, Bình Định) cứ rong ruổi giúp đỡ những mảnh đời éo le. “Lưu nghĩ mỗi người sinh ra đều có sứ mệnh riêng, nếu không có tai nạn năm đó, không bị mất đi chân trái thì cũng không có Lưu như hôm nay”, anh Lưu tâm sự.

Lạc quan vượt lên số phận

Rời quê lên TPHCM lập nghiệp, anh Lưu làm nhân viên của một công ty vàng bạc đá quý. Công việc lúc đó của anh có thu nhập ổn định nhưng rồi biến cố ập đến với anh. Ngày 12.9.2016, Lưu khi ấy 23 tuổi, trên đường đi làm về thì bị một chiếc xe 7 chỗ tông phải.

Mọi thứ dường như sụp đổ khi tới bệnh viện, bác sĩ thông báo, phần chi dưới của Lưu không thể giữ lại, phải phẫu thuật cắt bỏ ngay để không ảnh hưởng tính mạng. Không đợi được ba mẹ từ quê vào, chính Lưu ký giấy cam kết trước khi vào phòng mổ.

Ngày hôm sau, mẹ Lưu lặn lội từ quê vào, bà đã ngất xỉu khi nhìn thấy chân trái của Lưu không còn. Lúc này, chính Lưu trở thành nơi an ủi tinh thần cho người thân. Hằng ngày ở bệnh viện, anh luôn bày trò để mẹ vui, động viên mẹ rằng anh sẽ sống tốt với bàn chân còn lại.

Chiều chiều, anh Lưu hay chống nạng đi từng phòng để tâm sự với mọi người, thường lấy câu chuyện của mình ra để mọi người bớt buồn bã, có nghị lực sống hơn. Nhiều đêm quay vô vách tường khóc hàng tiếng vì đau quá, đau cả thể xác lẫn tinh thần, nhưng rồi anh vẫn gắng gượng và tự an ủi mình.

Bạn bè đã chia sẻ câu chuyện về sự lạc quan vượt lên khó khăn đó của anh lên mạng xã hội và bất ngờ nhận được nhiều quan tâm từ cộng đồng. Nhiều người lạ gửi quà tới kèm theo lời hỏi han, động viên anh cố gắng chữa trị.

“Từ đó, tôi cũng phát tâm nguyện khi tôi khỏe lại, tự đi được bằng chân giả thì sẽ làm thiện nguyện giúp người khó khăn hơn, trả lại ân tình đã nhận được lúc ở viện. Đó cũng là cái duyên khiến tôi đi giúp người 4 năm nay, với chiếc chân giả này dù khó khăn”, anh Lưu nói.

Từ thương mình đến thương người

Rời bệnh viện, cũng là lúc Nguyễn Văn Lưu gác lại mọi việc ở TPHCM để trở về quê nhà, anh được mẹ chăm sóc, động viên. Và anh bắt đầu công việc từ thiện khi đến tịnh xá Ngọc Như ở địa phương sinh hoạt.

Anh Lưu nấu những suất cơm từ thiện tặng cho người vô gia cư. Ảnh: TN
Anh Lưu nấu những suất cơm từ thiện tặng cho người vô gia cư. Ảnh: TN

“Chùa có chương trình nấu cơm chay tặng bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện đa khoa Phù Cát, tôi xin sư cô trụ trì tham gia và được đồng ý. Từ đó, tôi bén duyên, rồi tự tin làm những việc thiện khác”, Lưu kể.

Đầu năm 2018, anh Lưu bắt đầu học nghề phun xăm rồi ra tỉnh Vĩnh Phúc học nâng cao tay nghề với dự định trong tương lai sẽ mở một cửa hàng nhỏ ở quê nhà. Lớp học của anh Lưu sát vách nhà cụ N.V.T (90 tuổi), sống một mình ở TP.Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày thứ 2 đến học, Lưu ngửi thấy mùi khó chịu, cô giáo cho biết bên cạnh có ông cụ neo đơn sống một mình, không có người chăm sóc. Chứng kiến cảnh cụ già sống một mình trong căn phòng xập xệ, không ai chăm sóc, anh đã khóc.

"Sau đó, tôi chia sẻ việc này với các chị học viên và được mọi người đồng ý giúp. Thế là chỉ trong nửa ngày, chúng tôi đã dọn dẹp, lau rửa xong nhà cửa và tắm cho cụ. Ngoài ra, còn sắm cho cụ vài bộ quần áo và bộ chăn gối mới. Từ đó, ngày nào tôi cũng mang đồ ăn sang và giúp cụ các việc cá nhân. Thấy tôi chia sẻ hoàn cảnh của cụ trên Facebook, nhiều người đã thường xuyên đến thăm và giúp cụ. Tôi lúc đó như vỡ òa, mừng cho ông cụ lắm. Nhưng gần một năm sau đó, ông cụ mất, tôi lại đón xe ra Vĩnh Phúc dự đám tang và lo chu toàn cho ông trước khi trở về" - anh Lưu chia sẻ.

Từ thương mình rồi đến thương người, hành trình thiện nguyện của anh Lưu bắt đầu như thế. Ngày càng nhiều mảnh đời khó khăn tìm đến anh để được giúp đỡ ít nhiều. Một tháng nay, anh Lưu vào Nam ra Bắc, mỗi nơi anh ở lại vài ngày để xác nhận thông tin, trao tiền cho các mảnh đời éo le rồi lại đi. Đôi chân đã mỏi, bờ vai nặng trĩu trách nhiệm nhưng anh vẫn vui vẻ gánh vác.

Theo chân anh Lưu đến bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM tận mắt chứng kiến chị D.T.M.H (32 tuổi, Ninh Phước, Ninh Thuận) bế trên tay đứa con gần 4 tháng tuổi mắc bệnh hiểm nghèo. Tiếng khóc vì đau đớn của đứa bé khiến anh Lưu chạnh lòng. Được biết, đứa con đầu 8 tuổi của chị H. bị ung thư xương và đang chữa trị ở bệnh viện Ung bướu, TPHCM. Anh cầm theo số tiền kêu gọi được là 257.400.000 đồng và trao cho mẹ bé. Ánh mắt rưng rưng xúc động, nắm chặt tay anh Lưu, chị H. cảm ơn rối rít.

Trong đợt COVID-19 cuối năm 2021, Lưu cũng giúp đỡ nhiều hoàn cảnh. Những ngày ở quê Bình Định, anh một mình ra đứng ở đường quốc lộ để phát cơm, hỗ trợ tiền xăng xe cho đoàn người về quê tránh dịch. Số tiền giúp đỡ này anh không kêu gọi mà xin từ bạn bè thân thiết, tin tưởng và muốn đưa cho anh làm từ thiện.

Làm thiện nguyện đến khi hết mảnh đời khó khăn

4 năm trôi qua, anh Lưu dành toàn bộ thời gian của mình để đi làm thiện nguyện, mong ước đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhiều người. Tuy nhiên, anh cũng gặp nhiều tai tiếng như nhiều người đồn thổi anh ăn chặn từ thiện, què cụt nhưng toàn làm chuyện bao đồng, không lo làm lụng...

“Buồn nhưng không dám nói với ai, tôi sẵn sàng đón nhận mọi thứ. Chỉ cần giúp được nhiều mảnh đời khó khăn hơn thì tôi tiếp tục đi” anh Lưu Tâm sự

Từ đó đến giờ, số tiền kêu gọi được anh Lưu đều sao kê minh bạch trên trang cá nhân cũng như ra ngân hàng, sau đó tiền được trao hết cho cá nhân đang gặp khó khăn. Chi phí đi lại anh tự bỏ ra hoặc đôi khi có sự hỗ trợ từ bạn bè. Anh luôn tự dặn mình phải có trách nhiệm với tiền của các mạnh thường quân, họ đã tin tưởng thì mình phải làm cho trọn vẹn.

Và cứ thế, mỗi ngày anh Nguyễn Văn Lưu vẫn cần mẫn viết thêm những câu chuyện cổ tích giữa đời thường, nhưng trong lòng anh mong mình sẽ không phải đi nữa. Bởi trong suy nghĩ của anh, khi những tin nhắn "Lưu ơi, mong em giúp đỡ người này, mong em giúp hoàn cảnh kia" không gửi về mình nữa thì những mảnh đời cơ cực sẽ không còn nữa. Mong ước là vậy, nhưng Lưu biết hành trình của mình sẽ còn dài, và anh nguyện sẽ tiếp tục đi.

Năm 2020, trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt”, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên đã trao tặng bằng khen cho Nguyễn Văn Lưu và xem anh là tấm gương "thanh niên khuyết tật tiêu biểu ở tỉnh Bình Định”.

Thanh Nga
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi vươn lên, hoà nhập cộng đồng

Phạm Đông |

Theo Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã đóng góp có hiệu quả vào thực hiện chính sách xã hội hóa, vận động nguồn lực từ xã hội để tổ chức bảo vệ, chăm sóc trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi.

Người phụ nữ khuyết tật tạo việc làm cho phụ nữ cả xóm

HỒ THẢO |

Bị khuyết tật từ nhỏ, bằng chính nghị lực vươn lên, bà Nguyễn Thị Mười (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) không chỉ phát triển nghề thủ công đan lục bình mà qua đó còn tạo công ăn việc làm cho  nhiều chị em phụ nữ tại địa phương.

Sư thầy 7 năm tái chế xe lăn miễn phí cho người khuyết tật khó khăn

ANH TÚ - LÂM ANH |

TPHCM - Tận mắt chứng kiến những người khuyết tật có cuộc đời thiệt thòi, đau đớn vì bệnh tật, mất khả năng lao động, không có đủ điều kiện để mua cho bản thân một chiếc xe lăn, đã khiến sư thầy Đức Minh, tại Đạo tràng An Viên (quận 12, TPHCM) bắt đầu công việc tái chế xe lăn đem tặng miễn phí cho người khuyết tật cần được giúp đỡ.

Miễn nhiệm Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang

Vân Trường |

Sáng 8.10, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, tổ chức kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề).

Choáng váng khi giá đất nền vùng ven Hà Nội "nhảy múa"

Thu Giang |

Giá đất nền ở các huyện vùng ven Hà Nội thời gian qua đang được đẩy lên cao, có nơi đã vượt mức 100 triệu đồng/m2 khiến nhiều người choáng váng.

EU nói về khả năng xung đột Ukraina kết thúc trong 15 ngày

Ngọc Vân |

Đại diện cấp cao EU tin rằng, xung đột Nga-Ukraina có thể kết thúc trong 15 ngày nếu không có sự hỗ trợ của phương Tây cho Kiev.

Giả mạo CSGT hỗ trợ định danh biển số để lừa đảo

NHÓM PV |

Sơn La - Gần đây nhiều người dân địa phương đã bị các đối tượng gọi điện tự xưng là Cảnh sát giao thông (CSGT) với mục đích hỗ trợ cài đặt định danh biển số xe để lừa đảo.

Lao động Đồng Tháp hạnh phúc hồi hương, có việc ổn định

Lục Tùng - Phong Linh |

Đồng Tháp - Với nhiều chủ trương thiết thực, hiệu quả, Đồng Tháp không chỉ kết nối mà còn giúp người lao động hồi hương tìm thấy hạnh phúc ngay quê nhà.