Ông Viện trưởng và “dòng máu nóng” chưa bao giờ vơi cạn

Thùy Linh |

“Ông Viện trưởng đến tận giường bệnh, bắt tay tôi rất ấm áp và nói chuyện với tôi, vừa hỏi vừa khám. Từ lúc đó, tôi biết mình phải cố gắng chiến đấu với bệnh tật, để bõ công bác sĩ và y tá chăm sóc tôi như người thân” - một bệnh nhân mắc hội chứng hiếm thực bào máu đã kể như thế về GS.TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu TƯ.
Ông là một nhân vật thân quen, gần gũi với nhiều người. Những gì ông đã và đang làm có thể khiến cho nhiều người khâm phục và thắc mắc “làm sao ông có thể làm được như vậy?”
Cha đẻ của “ngân hàng máu sống”
GS Trí rất bận. Hẹn gặp được ông phải thực sự nghiêm túc, đúng giờ, bởi vậy tôi đến trước 10 phút. GS Trí vui vẻ mời trà và bắt đầu câu chuyện như công việc hàng ngày của ông.
GS Trí là đầu tàu, dẫn dắt gần 1.000 cán bộ nhân viên của Viện Huyết học và Truyền máu TƯ. Từ chỗ chỉ đón khoảng 200 bệnh nhân nằm viện thì nay viện chữa trị cho 1.200 bệnh nhân; từ chỗ tiếp nhận 1 năm được 30 nghìn đơn vị máu thì đến nay là khoảng 310 nghìn đơn vị máu, cung cấp cho 170 bệnh viện của 27 tỉnh thành của miền Bắc. Các chuyên gia nước ngoài đã từng đến viện trước đây, khi quay trở lại đều khó có thể tưởng tượng được về sự phát triển của bệnh viện.
Đặc biệt hơn, mũi nhọn hiện nay của viện là công nghệ tế bào gốc, bao gồm ngân hàng tế bào gốc, nguồn tế bào gốc; hệ thống labo về tế bào gốc và ghép tế bào gốc; rồi ứng dụng ghép tế bào gốc để chữa ung thư và các bệnh bẩm sinh, di truyền rất thành công. “Con số ghép đến nay khoảng 260 trường hợp rồi, tỉ lệ thành công tùy từng bệnh nhưng giao động từ 65% đến 85%. Trước đây, nói đến ung thư máu là chết nhưng nay không chỉ chữa khỏi mà bệnh nhân còn có thể lấy vợ, lấy chồng, sinh con” - GS Trí kể.
Đối với máu, khối hồng cầu chỉ 35 ngày là hết hạn thôi. Làm sao để có nguồn máu cung cấp cho bệnh nhân ở vùng biển đảo, biên cương là cả một câu chuyện rất lớn. Với những vùng phên giậu, điều kiện vô cùng khó khăn như thế thì rất khó để đảm bảo được nguồn máu. “Tôi phải đi rất nhiều vùng biên giới, vùng sâu vùng sa. Đến đâu cũng nghĩ cách đưa máu từ đất liền ra. Hôm gặp bão thì sao? Hôm tôi đi Côn Đảo thì ý tưởng lóe lên. Xây dựng ngân hàng máu sống từ chính người ở đảo đó tham gia hiến máu, họ đăng ký là họ hiến thật, là thực chất. Ai đến là hiến được ngay, đó là hiệu quả. Tính bền vững của ngân hàng máu sống là một người có thể hiến máu được vài năm. Chỉ 3 tính từ đó mà tôi tìm 10 năm mới ra được. Chúng tôi đã làm từ Đồng Văn - Hà Giang, Điện Biên Đông - Điện Biên đến Bố Trạch - Quảng Bình, An Giang, Côn Đảo, Phú Quý, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Phú Quốc... hiệu quả vô cùng. Vừa rồi, tôi đi Trường Sa là vì cái này” - GS Trí thốt lên vui sướng.
Nhiều người biết, ngoài tiếng Nga, tiếng Pháp thì GS Trí sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Nhật, điều đặc biệt là do tự học qua từ điển. Ông học tiếng Nga ở ĐH Y Hà Nội. Mặc dù thời đó, việc đi học rất gian truân. “Năm thứ 6 học ở ĐH Y Hà Nội, tôi đã dịch được một cuốn sách từ tiếng Nga sang tiếng Việt, được NXB Y học xuất bản. Các thầy tiếng Nga nói rằng trong lịch sử trường Y, nhiều người học tiếng Nga rất giỏi, phiên dịch được rồi nhưng một sinh viên có thể dịch được một cuốn sách mà NXB Y học xuất bản thì đây là trường hợp đầu tiên” - GS Trí nhớ lại.
Nhắc đến chuyện tự học, GS Trí vui vẻ kể lại câu chuyện của mình khi còn học bên Nhật: “Tiếng Anh, tiếng Pháp tôi cũng tự học nhưng tiếng Nhật mới đặc biệt. Qua một tháng đầu, các bạn người Nhật nói tiếng Anh với mình, qua tháng thứ 2 là hơi khó chịu rồi, qua tháng thứ 3 họ bảo thẳng với tôi là qua đây học thì phải học tiếng Nhật, bắt chúng tôi nói tiếng Anh với cậu thì mệt quá. Ba tháng sau tôi nói chuyện lại với chính người bạn kia, họ sửng sốt. Rồi tôi bật tivi suốt ngày. Tôi quyết tâm lắm, dần dần tivi nói là mình hiểu được”.
Ý chí và nghị lực phi thường
Với GS Trí, nghề y với ông có lẽ là duyên nợ. “Tôi rất thích nghề y. Năm 1975, tôi thi Đại học Sư phạm. Tôi làm hồ sơ, viết y như thầy giáo bảo thế. Và tôi thi đỗ. Nhưng nhà tôi rất nghèo nên rời phòng thi là tôi về nhà, tôi lên rừng lấy gỗ cho hợp tác xã, được nửa tháng thì bị sốt rét ác tính. Tôi nằm bẹp hơn 2 tháng trời. Tôi lên trường nhập học thì quá muộn. Tôi không khóc, không cười, vì mình nghĩ mình sai. Tôi buồn lắm. Đi 4 ngày từ Vinh, 12h đêm mới về đến quê. Tôi về nhà, mẹ tôi khóc, mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn. Mẹ bảo thương tôi vì không biết con có được học không. Tôi động viên mẹ bảo mẹ yên tâm, con sẽ lại thi đỗ”.
Thế rồi, chàng trai trẻ nhận tiêu chuẩn đất ngang với người nông dân, vừa làm ruộng vừa nung nấu thi đại học. “Tôi quyết tâm lắm. Buổi tối làm về rất muộn là lao vào học. Khoảng 4h sáng tỉnh dậy lấy mẹ đi cấy mà đôi dép rửa chân đêm qua vẫn còn ướt nguyên. Chứng tỏ mình mới chợp mắt được một tí thôi. Và cứ triền miên như thế. Và nó dập tôi bị sốt rét trở lại” - GS Trí nhớ lại.
Thế rồi anh Trí lại nằm viện, các bác sĩ, y tá cứ tiêm. Họ cứ nói nào Trí đưa tay đây để tiêm, tiêm cho khỏe để mai mốt đi học bác sĩ nhé. Họ nói chỉ giúp người bệnh đỡ đau thôi nhưng điều đó làm bùng lên trong đầu ý chí trở thành bác sĩ. Và anh đã thi ĐH Y Hà Nội, điểm cao nhất vùng. Dù trường Đại học Sư phạm Vinh gọi đi học nhưng anh Trí vẫn quyết tâm ra thủ đô học làm bác sĩ. GS Trí cười bảo, câu chuyện đó nó đan xen cuộc đời tôi, trong cái rủi có cái may, cái nghề nó tìm người. “Tôi thích nghề y lắm. 6 năm học tôi chỉ về tết 3 lần thôi, còn lại tôi ở lại học. Năm sau được đi bệnh viện thực tập thì tôi chỉ thích đi trực thôi, tôi xin trực hộ. Tôi có năng lực đặc biệt là ngủ rất ít, tôi thức cả đêm nhưng sáng hôm sau vẫn làm bình thường. Không mệt gì cả, vẫn bình thường”.
Anh sinh viên y khoa luôn tìm ở các thầy xem có bệnh gì mới lạ thì học. Thật bất ngờ, Nguyễn Anh Trí đỡ đẻ rất giỏi, vì làm nhiều và rất chịu khó. 4 tháng thực tập ở khoa Sản đỡ được 3 ca là đạt yêu cầu nhưng anh Trí đỡ được đến 43 ca. Một người bạn đã khuyên Trí nên đi khoa Huyết học Truyền máu vì khoa đó có cả lâm sàng và labo. “Càng nghĩ tôi càng thấy có lý. Có gì hay hơn là mình làm bằng chính cái đầu, cái tay của mình. Đó là chuyên ngành đổi mới nhiều nhất, phong phú nhất, giao thoa với cả nội, ngoại, ung thư học, miễn dịch học… tạo nhiều thách thức để mà phải học, phải cố gắng” - GS Trí kể. Đến giờ ông vẫn cho rằng, ngành huyết học truyền máu là lựa chọn đúng đắn và sáng suốt của đời mình. Năm 1985, ông tốt nghiêp bác sĩ nội trú, sau đó về làm việc tại khoa Huyết học Truyền máu - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô. Bằng nỗ lực của bản thân GS Trí tham gia giảng dạy tại Trường ĐH Y Hà Nội, 7 năm sau, ông được đặc cách bảo vệ Phó Tiến sĩ từ rất sớm. Chính GS Tôn Thất Bách ký quyết định cho ông được tham gia giảng dạy. Năm 1995 sau khi trở về từ Nhật Bản, ông đã hướng dẫn và chấm không biết bao nhiêu là luận án tiến sĩ.
Trong quỹ thời gian ngắn của một ngày, GS Trí làm được rất nhiều việc. Một năm, nhìn lại khối lượng công việc có lẽ chính bản thân ông cũng phải bàng hoàng. Lượng luận văn mà ông hướng dẫn và chấm đã bằng một thầy giáo chuyên nghiệp. Số nghiên cứu bằng một nghiên cứu viên, rồi còn công tác quản lý và nhiều mảng khác, lại còn sáng tác nữa. Lượng sách ông đọc cũng nhiều, trung bình 1 tháng 1 quyển, và “xê dịch” thì khỏi phải nói, cứ 1 tháng ông đi 3 tỉnh thành, có tháng 6 tỉnh. Hôm qua ở Hà Nội, hôm kia người ta đã gặp ông ở Huế, hôm trước nữa thì ông tranh thủ rẽ về quê thăm người thân ở Quảng Bình. 2 ngày trước đó nữa ông ở Hòa Bình, rồi đi Đồ Sơn. 3 ngày trước khi ở Đồ Sơn ông lại có 2 ngày lại ở Hà Giang làm về hiến máu tình nguyện. Chính bản thân ông có lẽ cũng không cắt nghĩa được tại sao mình có thể làm được như vậy. “Chưa kể có thời kỳ 4 năm tôi ra 3 tập thơ. Riêng năm nay tôi sáng tác được 8 bài hát đấy nhé” - GS Trí vừa bưng chén trà nhấp giọng vừa nói.
Mỗi ngày lịch làm việc của ông đã thành thường quy, đúng 5h30 ra khỏi giường, 0h5p mới chìm vào giấc ngủ. “Ơn trời, 14 năm làm viện trưởng chỉ duy nhất 1 buổi sáng tôi bị sốt, cách đây hơn chục năm rồi. Thứ 7 chủ nhật tôi cũng làm việc như thế. Chỉ trừ mùng 1 tết thôi” - ông hóm hỉnh nói. Và ông hay tặng quà cho mọi người, cứ nhìn thấy nụ cười từ bà cụ nhà quê móm mém đến đứa trẻ không quen biết hay người bạn ít hơn mình vài tuổi là ông cảm thấy vui như được mùa.
Bận rộn là thế, ưu phiền trĩu nặng là thế, vậy mà GS Trí vẫn dành cho mình những khoảng thời gian và không gian riêng để rung động với tất thảy những cánh bèo trôi trong dòng chảy của cuộc sống này. Lúc thì ông sững sờ trước vẻ rực rỡ tím ngắt của rặng bằng lăng vào mùa, đôi lúc lại ngẩn ngơ nhớ những nhánh rau xanh đang vươn mình trên nắm đất nhỏ nhoi nơi Trường Sa sóng cồn khắc nghiệt, và trong những khoảnh khắc ấy, những vần thơ, những lời hát lại được GS Trí gieo mầm ươm hạt. Đôi lúc ông lại “lắng nghe tiếng sóng hát gì?... Nghe như tiếng mẹ thầm thì lời ru... Nghe như có tiếng chim gù... Bổng trầm như tiếng vi vu sáo diều...”. Đó là phần rất “thơ” trong thẳm sâu tâm hồn GS Nguyễn Anh Trí.
GS.TS Nguyễn Anh Trí là Bác sĩ Cao cấp, Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lao động, Công dân Thủ đô ưu tú. Ông đã từng 2 lần đạt giải Vinh quang Việt Nam, giải Nhất Nhân tài Đất Việt và Giải thưởng Hồ Chí Minh về KHKT. Hiện GS Nguyễn Anh Trí là Đại biểu Quốc hội khóa 14, Chủ tịch của Hội Huyết học Truyền máu Việt Nam, Hội Rối loạn đông máu Việt Nam, Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam. Ông đã hoàn thành tất cả 280 công trình khoa học đăng trong các tạp chí trong và ngoài nước, xuất bản 18 quyển sách về chuyên môn huyết học truyền máu. Ông đã hướng dẫn 28 thạc sĩ, 27 tiến sĩ và bác sĩ chuyên khoa cấp 2. Ông là chủ nhiệm của 10 đề tài cấp bộ, 3 đề tài cấp nhà nước, tham gia nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác.
Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu: Muốn thành công trong khoa học, không thể “đơn thân độc mã”

Huyên Nguyễn |

Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu vẫn luôn được nhắc tới là một nhân vật tiêu biểu với những đóng góp nổi bật cho sự đổi mới, phát triển của nền khoa học cách mạng Việt Nam. Trước thềm Lễ trao giải thưởng Vinh quang Việt Nam: Dấu ấn 30 năm đổi mới, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu về cơ duyên, những kỉ niệm sâu sắc và các bài học để thành công trong nghiên cứu khoa học.

Hiệu trưởng nói nam sinh trong clip Long Biên chỉ lên an ủi vì cô giáo đang buồn

KHÁNH AN |

Hà Nội - Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) đã tạm đình chỉ giáo viên có hành động thân mật với học sinh ở trong lớp học.

Người nước ngoài thuê NOXH; mua đi bán lại, đẩy giá lên cao

Trần Tuấn |

Nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng NOXH cho người nước ngoài thuê; bị mua đi bán lại khiến giá bị đẩy lên, người thu nhập thấp khó tiếp cận.

TPHCM công bố đề thi tham khảo vào lớp 10 năm 2025

Chân Phúc |

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã chính thức công bố đề thi tham khảo lớp 10 các môn áp dụng cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025.

Công đoàn hỗ trợ vé máy bay cho đoàn viên về quê đón Tết

Hà Anh |

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Trực tiếp bóng đá Nam Định 0-0 Bangkok United: Hiệp 1

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa câu lạc bộ Nam Định và Bangkok United tại Cúp C2 châu Á, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (2.10).

Xem xét trách nhiệm vụ thuê cơ sở thiếu chứng nhận ATVSTP

Minh Chuyên |

Hòa Bình - UBND TP Hòa Bình đang xem xét kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong vụ trường thuê cơ sở thiếu chứng nhận ATVSTP nấu ăn.

Lý do Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM bị kỷ luật

MINH QUÂN |

Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Anh Thi, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM.