Thơ là lao động "khổ sai" đặc biệt

Kiều Bích Hậu (thực hiện) |

Tập thơ "The Moon Ring" (Nhẫn trăng) của tác giả Trần Quang Đạo (từng đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn năm 2019, Giải thưởng Văn học Asean 2020, Giải thưởng nghệ thuật Danube của Hungary 2022) vừa được Ukiyoto xuất bản và phát hành toàn cầu trên Amazon, cùng các kênh phát hành của Ukiyoto tại Canada, Ấn Độ, Phillipine, và trên nền tảng Google Play... Đây là niềm vui không của riêng nhà thơ Trần Quang Đạo, mà với giới cầm bút cả nước, khi tác phẩm văn học của một tác giả Việt Nam được thế giới đón nhận và ghi nhận.

Chúng ta cùng chiêm nghiệm những điều thi sĩ Trần Quang Đạo chia sẻ về lao động thơ ca, về nguồn cảm hứng riêng biệt và nỗ lực đưa thơ mình “vượt biên”.

Trong tập thơ “Nhẫn trăng”, và những sáng tác trong giai đoạn 1982-2008 nói chung, có phải anh đã cố thoát ra khỏi vần điệu, để chữ của thơ được bay lên tự do mà không gò ép vào bất cứ khuôn mẫu nào? Mục đích cuối cùng của thơ anh là gì?

- Thời kỳ đầu thơ tôi chưa cố gắng thoát ra khỏi vần điệu. Bởi thoát ra khỏi vần điệu thì khó được in lắm! Mấy ông biên tập viên ở các báo là các nhà thơ thế hệ trước, chỉ tôn thờ vần điệu thôi. Sau này in thành tập, mình bỏ tiền in thì chủ động hơn, có thể đưa nhiều bài vào để “thương lượng” với biên tập viên. Từ tập thơ “Khúc biến tấu xương rồng” và “Những giấc mơ cắt dán” thì thơ tôi đã hoàn toàn lột xác. Thơ nghiêng về văn xuôi với những chiêm nghiệm, triết lý cuộc sống. Đó là những biến tấu trong giấc mơ thơ của tôi. Còn mục đích cuối cùng của thơ tôi là gì ư? Có lẽ chả có mục đích nào! Viết mà cứ mục đích như kế hoạch 5 năm, 5 năm sau phải có gì đó hơn 5 năm trước thì mệt và chán lắm. Mục đích của tôi là phải viết trong sự tươi mới, thăng hoa của cảm xúc. Viết trong cảm xúc của cái gì đó thật đích đáng để viết. Viết trong việc tạo lập một ý tưởng, chuỗi ý tưởng, và ... trong sự tham vọng làm ra tư tưởng. Nhưng tôi viết với mục đích này: Cho thơ được đến với bạn đọc, thơ tôi được họ yêu thích và giúp cho đời sống tâm hồn của họ chút ít nào đó...

Nỗi niềm của anh, một nhà thơ chuyên nghiệp, trong thời nay là gì?

- Người làm thơ chuyên nghiệp luôn luôn có mong muốn nằm lòng: Thơ của mình đến được với người đọc, được người đọc tiếp nhận, yêu thích, lan tỏa nó. Người đọc là người tiếp năng lượng, kích thích nhà thơ say mê sáng tạo. Nếu thơ không có người đọc thì nó trở thành những hạt giống lép, không mọc mầm, đội đất, làm nên được vụ mùa. Điều đó mang đến cho nhà thơ - một người hành khất chữ nghĩa trời đày, vốn mang trong mình nỗi buồn tiền kiếp -  chồng thêm nỗi buồn, không thể rũ bỏ được.

Có người làm thơ đã nói: Thơ họ chỉ tìm đến người tri kỷ, người thấu hiểu, như thế tiếng đàn của họ cất lên, thì chì có một người duy nhất nghe và cảm thấy hết cái hay tột cùng của nó, còn những người khác thì khiếm thính, thiểu năng trí tuệ, tâm hồn. Thơ họ không cần nhiều người đọc, mà cần người đọc tinh chất. Tôi nghĩ, chắc không thể xảy ra trường hợp như vậy. Đó là một sự ngộ nhận tệ hại của căn bệnh tiền vĩ cuồng!

Bìa sách The Moon Ring. Ảnh: NVCC
Bìa sách The Moon Ring. Ảnh: NVCC

Với tôi, tôi mong muốn thơ mình được nhiều độc giả trong nước tìm đọc và chia sẻ, tương tác để thơ như sóng lan xa, lan rộng, đem được thông điệp mình gửi gắm trong câu chữ, hình ảnh, ý tưởng, tư tưởng... đến với nhiều người; tìm được nhiều người tri kỷ. Đặc biệt, nếu thơ tôi được vượt biên giới, tìm độc giả nước ngoài, thì điều đó mang đến cho tôi một niềm vui lớn lao - niềm vui của con chim mẹ thấy con mình tập bay, ra ràng, tự do tung cánh giữa bầu trời. Tôi đã trải nghiệm được niềm vui đó, khi thơ mình được dịch, im chùm, hoặc xuất bản cả tập ở các ngước trên thế giới. Nhưng không có lần nào niềm vui giống lần nào. Mỗi lần một niềm vui riêng, và bao giờ cũng tràn ngập thác trắng tung bọt trong lòng với những sắc cầu vồng lấp lánh, lung linh.

Lần này, tập thơ của tôi hân hạnh được dịch và in ở đất nước Canada, chắc rằng nó sẽ mang đến cho tôi một niềm vui dâng trào; mà mới nghĩ đến đó, sự hồi hộp đã làm tim tôi rộn nhịp. Tôi mong độc giả ở đất nước Canada đón nhận đứa con tinh thần của tôi trong đôi bàn tay và tấm lòng yêu thương, ấm áp. Tôi mong các bạn đọc nó thật chậm, thật kỹ để thấy được thơ tôi - thơ của một nhà thơ đến từ Việt Nam - xâm chiếm tình cảm, trí tuệ các bạn, rồi lên men một loại rượu quý, mà bình đựng nó có tên là Tâm Hồn. Khi đó có đủ lý do để chúng ta yêu thương nhau, gắn chặt tình cảm của tôi với các bạn trong vòng ôm ấm áp, vượt qua nhiều đại dương, núi non hiểm trở. Nếu thơ tôi chưa làm được điều đó, thì mong các bạn đừng thất vọng. Không vì thế mà tình cảm giữa tôi và các bạn phai lạt. Những hạt giống vẫn còn gieo trong gió...

Anh quan điểm thế nào về lao động thơ? Thơ có sứ mệnh nào với riêng anh, và với độc giả của anh?

- Lao động thơ là một lao động cực nhọc. Một loại lao động khổ sai đặc biệt. Nó bắt anh phải thổ ra máu. Nếu không thế anh không thể thành công. Các dạng viết khác có thể lươn lẹo, đánh võng, nhưng với thơ thì không thể. Vì thơ là tinh tuý nhất của văn chương, chữ của nó là thần chữ, chữ có đẳng cấp cao. Vì thế lao động thơ đối với tôi thật vất vả. Làm được một bài thơ, hôm sau đọc lại thấy chán. Viết xong bài thơ muốn xé vứt đi. Nhiều lúc hoang mang khi ngồi trước trang giấy. Nhiều lúc thấy oải khi theo đuổi nghiệp viết. Nhưng đã mang lấy nghiệp vào thân rồi thì phải tự quất roi vào mình thôi. Ngựa phải chạy đường trường cho kịp chúng bạn. Nếu vượt được thì quá tốt! Và viết cũng là một quá trình. Nếu ta không nạp đủ năng lượng thì không đi được đường xa. Đi. Đọc. Cảm nhận. Làm giàu chữ, làm giàu vốn sống. Suy tưởng. Gửi thông điệp gì. Chọn cách/lối viết. Tất cả phải nhuần nhuyễn mới lập ý, lập tứ cho bài thơ ra đời. Vất vả hơn đi cày. Đi cày tối về còn được ngủ ngon. Còn làm thơ tối nằm vắt tay lên trán.

Theo tôi lao động thơ là một loại lao động “khó nhằn” nhất. Và nó cũng mang lại lợi nhuận bèo nhất. Nhưng đã làm thơ, đeo đuổi với thơ thì phải thuận theo nó mà đi thôi. Rồi có lúc được hưởng vinh quang bằng những tràng vỗ tay. Đối với tôi, thơ có một sứ mạng cao cả. Nó băng bó vết thương cho tâm hồn tôi. Nó làm cho vườn cây trong hồn tôi úa vàng bừng lên sắc lá tươi non. Thơ dẫn tôi đi về phía mọi người. Thơ đưa tôi đến miền Thiện phúc. Tôi mang thông điệp đó, đưa vào thơ mình, mong bạn đọc cảm nhận và chia sẻ! Nhiều hy vọng và không ít hoang mang.

Anh muốn nói gì với độc giả Canada nói riêng và độc giả thế giới nói chung qua tập thơ “Nhẫn trăng” phát hành bởi một nhà xuất bản của Canada?

- Tôi rất vui khi Ukiyoto xuất bản tập thơ của tôi, tập thơ của một người rất xa lạ, ít hiểu biết về đất nước họ. Nói thông điệp về tập thơ với độc giả Canada và thế giới thì hơi to tát. Nhưng tôi gửi gắm trong đó một tấm lòng thi nhân đầy ắp những tình cảm sâu nặng về quê hương đất nước, về những người yêu thương gần gũi, những phận người của một đất nước phải chịu nhiều mất mát do chiến tranh, do thiên tai. Tôi muốn bạn đọc biết đến một nhà thơ Việt Nam và biết ông ta nghĩ gì về đất nước mình. Và tôi muốn thơ tôi được trở thành một cầu nối tình cảm...  Mọi lý thuyết đều màu xám, tác phẩm của nhà thơ sẽ nói lên tất cả. Tôi chỉ muốn tâm sự đôi điều, khi tập thơ của tôi hân hạnh được thêm một lần sinh ở đất nước Canada. Xin cảm ơn sâu sắc đến Nhà xuất bản Ukiyoto của Canada đã làm cầu nối cho thơ tôi đến với độc giả yêu thơ của đất nước có biểu trưng Lá Phong Vàng mà tôi thầm yêu mến.

Kiều Bích Hậu (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Nhà thơ Lý Hữu Lương: “Giữ lại những giá trị hiện tồn của dân tộc mình

Phan Đức Lộc (thực hiện) |

Nhà thơ Lý Hữu Lương với tập thơ “Yao” đã được vinh danh tại Giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ I. Anh đã có những chia sẻ chân thành về tác phẩm đoạt giải cùng những trăn trở, dự định về con đường văn chương phía trước.

Gặp hai nhà thơ viết thơ hay về đất nước

Bút ký của Hà Huy |

Mới đây, tập thơ “ Bài thơ của một người yêu nước mình” của nhà thơ Trần Vàng Sao được trao giải thưởng sách quốc gia lần thứ 4 (năm 2021). Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đốc NXB Hội Nhà văn cho biết: Hơn 1 năm trước, khi biết tin NXB sẽ in tập thơ này có vài người khuyên ông nên cân nhắc nhưng NXB quyết định in.

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim, Chợt ngọt chợt đắng...

Từ Tâm |

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim tên thật là Nguyễn Kim Thành, gốc ở Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội; nhưng sinh ra và lớn lên ở “miền quan họ” Bắc Ninh. Cho đến nay, nhà thơ Nguyễn Thanh Kim đã xuất bản 26 tác phẩm, 3 năm gần đây, năm nào ông cũng có sách “trình làng”.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Trực tiếp bóng chuyền U23 Thể Công Tân Cảng 1-0 U23 Ninh Bình: Set 2

Nhóm PV |

Trực tiếp chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia giữa U23 Thể Công Tân Cảng vs U23 Ninh Bình vào lúc 20h ngày 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Cháy lớn Hà Nội, khói lửa cuồn cuộn khiến người dân khiếp sợ

Hải Danh |

Một xưởng in rộng khoảng 400m2, kết cấu khung thép, mái tôn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) bốc cháy dữ dội khiến người dân khiếp sợ.

Nhà thơ Lý Hữu Lương: “Giữ lại những giá trị hiện tồn của dân tộc mình

Phan Đức Lộc (thực hiện) |

Nhà thơ Lý Hữu Lương với tập thơ “Yao” đã được vinh danh tại Giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ I. Anh đã có những chia sẻ chân thành về tác phẩm đoạt giải cùng những trăn trở, dự định về con đường văn chương phía trước.

Gặp hai nhà thơ viết thơ hay về đất nước

Bút ký của Hà Huy |

Mới đây, tập thơ “ Bài thơ của một người yêu nước mình” của nhà thơ Trần Vàng Sao được trao giải thưởng sách quốc gia lần thứ 4 (năm 2021). Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đốc NXB Hội Nhà văn cho biết: Hơn 1 năm trước, khi biết tin NXB sẽ in tập thơ này có vài người khuyên ông nên cân nhắc nhưng NXB quyết định in.

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim, Chợt ngọt chợt đắng...

Từ Tâm |

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim tên thật là Nguyễn Kim Thành, gốc ở Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội; nhưng sinh ra và lớn lên ở “miền quan họ” Bắc Ninh. Cho đến nay, nhà thơ Nguyễn Thanh Kim đã xuất bản 26 tác phẩm, 3 năm gần đây, năm nào ông cũng có sách “trình làng”.