Tìm kiếm "vũ khí mới" chống lại sự kháng thuốc

Huyền Anh |

Vi khuẩn và virus đã trở nên "thông minh" hơn, trong khi một số bệnh dường như đe dọa quay trở lại. Với những nỗ lực và nhiều thử nghiệm thất bại trong cuộc đua chống lại các bệnh nhiễm trùng, loạt phóng sự "Những người săn đuổi dịch bệnh" của CNA đã cho thấy, những khám phá về các phương pháp điều trị mới lạ và sắp công bố.

Phát hiện bất ngờ về gián

Nhắc đến gián, nhiều người có thể thấy ghê tởm và sợ hãi. Naveed Khan của Đại học Sharjah Hoa Kỳ ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất cho rằng, loài dịch hại gia đình này là nguồn gốc của một loạt các hợp chất tiêu diệt vi khuẩn tiếp theo.

"Gián đã tồn tại hơn 300 triệu năm. Những loài này đã rất thành công trong việc thích nghi và tiến hóa nên chúng phải có một thứ gì đó, một số phân tử bên trong cơ thể chúng để bảo vệ chúng chống lại các bệnh truyền nhiễm" - ông Naveed Khan nói.

Vị giáo sư này đã "trúng số độc đắc" khi hàm lượng tế bào trong não của gián tỏ ra hiệu quả chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus (MRSA) siêu kháng methicillin. Siêu vi khuẩn này dễ gây nhiễm trùng và kháng nhiều loại kháng sinh. Ông phát hiện ra rằng, "chỉ ít hơn 5 microgram" hỗn hợp chất có thành phần não gián đã giết chết hơn 1 triệu vi khuẩn MRSA, "tỉ lệ tiêu diệt là 100%".

Phát hiện trên của ông là một trong những nỗ lực của cộng đồng các nhà khoa học và bác sĩ toàn cầu, những người đang chống lại mối đe dọa sức khỏe ngày càng tăng: Nhiều vi khuẩn gây bệnh đã trở nên kháng thuốc kháng sinh và một số ký sinh trùng đã kháng lại các loại thuốc khác.

Nếu các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị mới không được cung cấp nhanh chóng, những căn bệnh này có thể phát triển thành những thảm họa sức khỏe toàn cầu. Điều quan trọng là, "vũ khí mới" đang được phát triển trong cuộc chạy đua chống lây nhiễm vi khuẩn mà loạt phim "Những người săn đuổi dịch bệnh" tiết lộ. Nhưng liệu chúng có đủ để chống lại vi khuẩn và virus ngày càng gia tăng?

Sử dụng thực thể khuẩn

Trong quá trình tìm kiếm giải pháp, giáo sư Khan đã được truyền cảm hứng khi phát hiện những con gián đang chạy tán loạn khi ông dẫn các con vào phòng tắm để rửa tay. "Chúng tôi đang bảo các con rằng, chúng ta phải thường xuyên rửa tay và sử dụng xàphòng chống vi khuẩn. Song làm thế nào mà những loài này có thể chống lại hay bảo vệ mình khỏi các bệnh truyền nhiễm?" - ông băn khoăn.

Nghiên cứu của ông về những gì đang bảo vệ lũ gián cho thấy, hỗn hợp não mà ông thử nghiệm chỉ độc hại đối với vi khuẩn, không ảnh hưởng đến tế bào người. Ông muốn mang các phân tử chống vi khuẩn này thử nghiệm trên động vật, vì các hợp chất chống vi khuẩn mới phải được thiết kế để đối phó với các chủng kháng kháng sinh. "Chúng ta ít nhiều đang hướng tới thời kỳ tiền kháng sinh, nơi không loại kháng sinh nào có hiệu quả nếu không tìm ra các loại thuốc chống vi khuẩn mới" - ông Khan nói.

Một trong những cách phòng chống vi khuẩn này thậm chí có thể là virus như vi khuẩn, hay gọi tắt là thực khuẩn thể, có thể sống bên trong và tấn công vi khuẩn. Chúng là kẻ thù tự nhiên của vi khuẩn. Và trong 2 năm qua, nhà vi sinh vật học Wilfried Moreira và nhóm của ông từ Trường Y Yong Loo Lin thuộc Đại học Quốc gia Singapore đã xây dựng một trong những ngân hàng lợi khuẩn lớn nhất ở Đông Nam Á. Trong khi nghiên cứu về thể thực khuẩn trở nên ít quan trọng hơn sau khi kháng sinh ra đời, sự gia tăng của vi khuẩn kháng kháng sinh đã dẫn đến sự trở lại của nó.

"Mặc dù Châu Âu và phần còn lại của thế giới đang phát triển thuốc kháng sinh, nhưng ở Georgia (Mỹ) và sau đó là Liên bang Xô Viết, thực khuẩn thể đã được sử dụng liên tục trong 100 năm qua" - ông Moreira cho biết.

Các thể thực khuẩn cũng nhắm vào các vi khuẩn gây bệnh cụ thể. "Khi bạn sử dụng thuốc kháng sinh, nó tương đương với việc ném bom rải thảm. Bạn tiêu diệt mọi vi khuẩn một cách bừa bãi, kể cả những vi khuẩn rất tốt'' - ông lưu ý. "Thực khuẩn thể giống như một phát súng bắn tỉa - chúng chỉ lây nhiễm và chữa khỏi những vi khuẩn rất cụ thể và chúng để lại những vi khuẩn tốt còn nguyên vẹn và không bị ảnh hưởng".

Khi vi khuẩn phát triển sức đề kháng với thực khuẩn thể, thực khuẩn thể cũng tiến hóa để trở nên mạnh hơn. "Chúng tôi cũng đang phát triển cái mà chúng tôi gọi là khả năng kỹ thuật di truyền... về cơ bản làm cho thực khuẩn thể mạnh hơn và hiệu quả hơn" - ông Moreira cho biết thêm.

Cuộc chiến chống sốt xuất huyết

Một căn bệnh mà kỹ thuật di truyền đã cho thấy có nhiều hứa hẹn chống lại được là bệnh sốt xuất huyết.

Nhà sinh học phân tử Omar Akbari thuộc Khoa Khoa học Sinh học tại Đại học California (San Diego, Mỹ) đã biến đổi gene muỗi Aedes aegypti (hay muỗi vằn) để tạo ra kháng thể chống lại bệnh sốt xuất huyết nhằm không cho chúng có thể truyền virus. Ông Akbari hy vọng sẽ thả muỗi biến đổi gene vào tự nhiên để giảm thiểu và cuối cùng loại bỏ sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết.

Cho đến nay, các cách chủ yếu để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết là thông qua thuốc diệt côn trùng và loại bỏ nơi sinh sản của muỗi. Tuy nhiên, William Petrie - Giám đốc Quản lý Môi trường và Kiểm soát Muỗi Quận Miami-Dade (Mỹ) - cho hay, muỗi Aedes aegypti hiện có khả năng chống lại "hầu hết các loại thuốc diệt côn trùng thông thường".

Tại Singapore, các giải pháp mới hơn đang được thử nghiệm bao gồm nuôi muỗi vằn đực bị nhiễm vi khuẩn Wolbachia. Vi khuẩn này sẽ cản trở sự sinh sản của muỗi. Khi muỗi nhiễm Wolbachia giao phối với muỗi Aedes aegypti cái, trứng sẽ không nở. Khi số lượng muỗi giảm, tỉ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cuối cùng sẽ giảm xuống.

"Ở những khu vực có quần thể muỗi Aedes aegypti cao, chúng tôi đã chứng kiến ​​sự đàn áp tới 90% loài muỗi này trong cộng đồng" - điều tra viên chính của Dự án Wolbachia Ng Lee Ching từ Cơ quan Môi trường Quốc gia trích dẫn báo cáo cho biết.

Nghiên cứu riêng biệt khác của Lok Shee-Mei từ chương trình các bệnh truyền nhiễm mới nổi của Trường Y Duke-NUS đã phát hiện ra một lý do khiến bệnh sốt xuất huyết khó có thể chủng ngừa: Virus thay đổi hình dạng trong các điều kiện khác nhau. Sử dụng kính hiển vi điện tử nghiệm lạnh và mô hình 3-D, nhóm của cô đã có thể ghi lại hình ảnh của virus ở các nhiệt độ khác nhau. "Đối với sự phát triển của vaccine, vaccine đang được sử dụng để huấn luyện hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn nhận ra (virus)" - nữ giáo sư nói.

Thay đổi hình dạng không phải là biến chứng duy nhất khi bệnh sốt xuất huyết có bốn loại huyết thanh. Nhưng Mạng lưới Miễn dịch học Singapore (SIgN) của Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu đang trong giai đoạn phát triển một loại kháng thể có hiệu quả chống lại cả bốn loại huyết thanh.

Theo Laurent Renia - cựu Giám đốc điều hành của SIgN, kháng thể gắn vào các cấu trúc trên virus giống như một "chìa khóa tra vào ổ khóa". Điều này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch tiêu diệt virus.

Nỗ lực phòng chống sốt rét

Bên cạnh bệnh sốt xuất huyết, muỗi còn truyền bệnh sốt rét qua vết đốt của muỗi Anopheles cái.

Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố, Singapore không còn bệnh sốt rét vào năm 1982 nhưng căn bệnh này vẫn phổ biến ở nhiều quốc gia. Và có hàng chục trường hợp mắc bệnh tại nước này mỗi năm, hầu hết đều là bệnh nhân nhập khẩu. Vì vậy, nhà nghiên cứu Pablo Bifani - điều tra viên chính tại SIgN - đang thử nghiệm một loại thuốc mới có thể nhắm vào nhiều giai đoạn của plasmodium vivax, loại ký sinh trùng sốt rét phổ biến nhất, trong cơ thể người.

Nhiều loài động vật cũng mang trong mình những chủng bệnh sốt rét khiến ông lo lắng. "Ý tưởng về bệnh lây truyền từ động vật là rất quan trọng, đặc biệt là với COVID-19" - ông nói và chỉ ra rằng, bệnh sốt rét có ở khỉ tại Singapore.

Ở nhiều nơi trên thế giới, ký sinh trùng sốt rét đã trở nên kháng thuốc chống sốt rét Chloroquine và các loại thuốc thay thế như Artemisinin đã được phát triển.

Liệu pháp phối hợp dựa trên Artemisinin hiện được sử dụng để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu bệnh sốt rét kháng thuốc, nhưng sự tiến hóa của các chủng (được báo cáo) có khả năng kháng nhiều loại thuốc có thể cản trở hiệu quả của nó. Với chi phí và thời gian liên quan đến việc phát minh ra nhiều loại thuốc mới, nhà nghiên cứu Pablo Bifani cảm thấy rằng, cách tốt nhất để điều trị sốt rét do đó nằm ở việc quản lý thích hợp các loại thuốc hiện có.

Huyền Anh
TIN LIÊN QUAN

Mẹo diệt muỗi phòng tránh sốt xuất huyết tại nhà cao tầng, chung cư

Đức Mạnh |

Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát trở lại, hãy tham khảo những cách diệt muỗi dưới đây để phòng tránh căn bệnh này.

​Những mẹo tránh muỗi đốt để phòng bệnh sốt xuất huyết

Hải Ngọc |

Để không bị muỗi cắn dẫn đến sốt xuất huyết, bạn hãy thử thực hiện những mẹo đơn giản dưới đây.

Tháng 10-11 sẽ là đỉnh dịch sốt xuất huyết: Những lý do chống dịch khó khăn

Thùy Linh |

Tại Việt Nam, cũng như hàng năm, số ca mắc sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng từ tuần 30 và tăng cao từ tuần 35. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo nhiều biện pháp quyết liệt, đồng bộ để khống chế số mắc, hạn chế tối đa số tử vong. Tuy nhiên, khó khăn thách thức cho công tác phòng chống sốt xuất huyết vẫn còn.

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống sốt xuất huyết đơn giản, thiết thực

Thùy Linh |

Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi vằn truyền. Bệnh thường xảy ra ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh hiện nay vẫn đang là vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu và được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất.

Tìm ra mối liên hệ quan trọng giữa COVID-19 và sốt xuất huyết

Phương Linh |

Nghiên cứu mới đã tìm ra mối liên hệ giữa sự lây lan COVID-19 với các đợt bùng phát sốt xuất huyết trước đây ở Brazil.

Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 8 có nhiều luật quan trọng

Tạ Quang |

Hậu Giang - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin tới cử tri, Kỳ họp thứ 8 có nhiều luật quan trọng, liên quan đến các địa phương, doanh nghiệp, người dân.

Công nhân gặp khó khăn trăm bề vì bị nợ lương 3 tháng liền

ĐÌNH TRỌNG - NHƯ QUỲNH |

Bình Dương - Cả trăm công nhân Công ty Hoàng Sinh ngừng việc, yêu cầu công ty trả lương. Đây là ngày ngừng việc thứ 3 của đợt ngừng việc thứ 2.

Nghịch cảnh của phim Việt dự Oscar

Bình An |

Xưa nay, mỗi bộ phim Việt gửi dự vòng sơ tuyển Oscar ở hạng mục "Phim quốc tế hay nhất" luôn gây tranh cãi.

Mẹo diệt muỗi phòng tránh sốt xuất huyết tại nhà cao tầng, chung cư

Đức Mạnh |

Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát trở lại, hãy tham khảo những cách diệt muỗi dưới đây để phòng tránh căn bệnh này.

​Những mẹo tránh muỗi đốt để phòng bệnh sốt xuất huyết

Hải Ngọc |

Để không bị muỗi cắn dẫn đến sốt xuất huyết, bạn hãy thử thực hiện những mẹo đơn giản dưới đây.

Tháng 10-11 sẽ là đỉnh dịch sốt xuất huyết: Những lý do chống dịch khó khăn

Thùy Linh |

Tại Việt Nam, cũng như hàng năm, số ca mắc sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng từ tuần 30 và tăng cao từ tuần 35. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo nhiều biện pháp quyết liệt, đồng bộ để khống chế số mắc, hạn chế tối đa số tử vong. Tuy nhiên, khó khăn thách thức cho công tác phòng chống sốt xuất huyết vẫn còn.

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống sốt xuất huyết đơn giản, thiết thực

Thùy Linh |

Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi vằn truyền. Bệnh thường xảy ra ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh hiện nay vẫn đang là vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu và được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất.

Tìm ra mối liên hệ quan trọng giữa COVID-19 và sốt xuất huyết

Phương Linh |

Nghiên cứu mới đã tìm ra mối liên hệ giữa sự lây lan COVID-19 với các đợt bùng phát sốt xuất huyết trước đây ở Brazil.