Tháng 10-11 sẽ là đỉnh dịch sốt xuất huyết: Những lý do chống dịch khó khăn

Thùy Linh |

Tại Việt Nam, cũng như hàng năm, số ca mắc sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng từ tuần 30 và tăng cao từ tuần 35. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo nhiều biện pháp quyết liệt, đồng bộ để khống chế số mắc, hạn chế tối đa số tử vong. Tuy nhiên, khó khăn thách thức cho công tác phòng chống sốt xuất huyết vẫn còn.

Tỉ lệ mắc và tử vong thấp nhất trong 10 năm qua

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, trong 8 tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận trên 65.000 trường hợp mắc, 7 ca tử vong, giảm 65,6% so với cùng kỳ năm 2019, tử vong giảm 32 trường hợp (giảm 82%).

“Tỉ lệ tử vong do sốt xuất huyết của cả nước 8 tháng từ đầu năm 2020 là 0,01%, thấp nhất trong 10 năm qua và thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Philippines 0,36%, Malaysia 0,16%, Lào 0,22%) và thấp hơn chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao (≤ 0,09%).

Tuy nhiên, số mắc sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng từ tuần 30. Dự báo thời gian tới tiếp tục ghi nhận số mắc và có thể có tử vong do đang vào thời điểm thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh phát triển theo diễn biến dịch tễ hàng năm” - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phòng chống sốt xuất huyết và bạch hầu diễn ra vào tháng 9 vừa qua.

Cục Y tế dự phòng cũng chỉ rõ chỉ số giám sát véc tơ ghi nhận bắt đầu tăng từ tháng 7, trước thời điểm số mắc sốt xuất huyết tăng khoảng 3-4 tuần.

Qua đánh giá, các dụng cụ chứa nước có lăng quăng (bọ gậy) trong các hộ gia đình rất đa dạng và phong phú, có trên 30 loại, trong đó ổ bọ gậy nguồn tại các khu vực tập trung chủ yếu là: dụng cụ chứa nước sinh hoạt (lu, khạp), phế thải, chậu cây cảnh, lọ hoa, hòn non bộ, lốp xe, vỏ dừa, xô chậu, thùng phuy….

Họp trực tuyến phòng chống dịch bệnh. Ảnh: BYT
Các tỉnh thành họp trực tuyến phòng chống dịch bệnh. Ảnh: BYT

Dịch sẽ đạt đến đỉnh khoảng tháng 10-11

Mặc dù ngành y tế đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết dự báo sẽ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Hiện đang vào mùa mưa, vào thời điểm này năm trước, dịch bắt đầu gia tăng, đạt đến đỉnh vào khoảng tháng 10-11.

Theo Cục Y tế dự phòng, tốc độ đô thị hóa nhanh, hình thành nhiều vùng dân cư tập trung tạo nên các vùng sinh cảnh, sinh thái thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh cũng như bệnh sốt xuất huyết phát triển.

Sự giao lưu đi lại giữa các vùng miền trên cả nước cùng với sự di biến động dân cư ngày càng mạnh mẽ nên làm gia tăng nguy cơ lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh. Đặc biệt, hiện nay bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tập quán tích trữ nước của người dân, các công trình xây dựng ngày càng nhiều… là những vấn đề khó giải quyết và cần có kinh phí, thời gian để can thiệp.

Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch và thực hiện diệt lăng quăng (bọ gậy) là nguồn truyền bệnh quan trọng ngay tại hộ gia đình. Một bộ phận người dân do tâm lý chủ quan tự điều trị tại nhà còn cao dẫn đến biến chứng nhanh và tử vong.

Cục Y tế dự phòng cũng cho hay: Kinh nghiệm chống dịch cho thấy, nếu phát hiện sớm và xử lý ổ dịch triệt để ngay từ ban đầu, kết hợp đồng bộ với các hoạt động chủ động khác như phun hóa chất diện rộng tại các điểm nguy cơ cao, củng cố và duy trì mạng lưới cộng tác viên tới từng nhà để tuyên truyền và phối hợp điều tra ca bệnh;

Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng ngay từ các tháng đầu năm trước mùa mưa hay giám sát trọng điểm để theo dõi sự lưu hành của tuýp vi rút... thì dịch bệnh sẽ được khống chế và giảm tối đa số mắc và tử vong, khó bùng phát thành dịch lớn.

"Các hoạt động này cần phải thực hiện sớm mới phát huy hiệu quả cao, tuy nhiên kinh phí cho công tác phòng chống sốt xuất huyết hiện nay vẫn còn rất hạn chế và cắt giảm, một số địa phương kinh phí cấp muộn nên việc triển khai hoạt động phòng chống dịch chủ động và đáp ứng chống dịch gặp nhiều khó khăn"- đại diện Cục Y tế dự phòng cho hay.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Ninh Bình: Xuất hiện 6 ổ dịch với 31 trường hợp mắc sốt xuất huyết

NGUYỄN TRƯỜNG |

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình, tính từ tháng 1.2020 đến hết ngày 30.9 trên đại bàn tỉnh này đã ghi nhận 31 trường hợp mắc sốt xuất huyết và chưa có trường hợp nào tử vong.

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống sốt xuất huyết đơn giản, thiết thực

Thùy Linh |

Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi vằn truyền. Bệnh thường xảy ra ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh hiện nay vẫn đang là vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu và được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất.

Tất tần tật các cách sử dụng tinh dầu đuổi muỗi mùa sốt xuất huyết

Hương Giang |

Tinh dầu đuổi muỗi tự nhiên rất dễ bay hơi và việc sử dụng loại tinh dầu này cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, không phải cách nào cũng phù hợp với gia đình bạn.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.