Bí quyết hạn chế tối đa sử dụng nhựa dùng 1 lần, bảo vệ sức khỏe

Thùy Linh |

Rác thải nhựa, túi nilon, ống hút nhựa, hộp xốp dùng 1 lần... gây hại rất lớn tới sức khỏe. Vậy cần giảm thiểu chúng như thế nào để cuộc sống của bạn không bị lệ thuộc vào túi nilon hay các sản phẩm từ nhựa sử dụng một lần? Dưới đây là một số kinh nghiệm của bản thân người viết bài. 

Từ chối túi nilon trong mọi trường hợp

Việc đầu tiên bạn cần làm là hãy liên tục nói với người bán hàng rằng: "Tôi không lấy túi nilon" khi siêu thị, đi chợ hay hiệu tạp hóa, hiệu thuốc... để mua đồ hay mỗi khi ai đó đưa cho bạn chiếc túi nilon.

Nói nhiều thành quen, bạn sẽ cảm thấy việc từ chối túi nilon không hề khó như bạn nghĩ. Người bán hàng sẽ sớm quen với câu nói và hành động của bạn. 

Biến chiếc túi vải thành túi đi chợ chuyên dụng

Để từ chối túi nilon thì bạn cần có một chiếc túi khác thay thế, giải pháp chính là chiếc túi vải, túi canvas,...- vật dụng quen thuộc của rất nhiều người hiện nay.

Sự nhỏ gọn, nhẹ nhàng và thuận tiện của túi vải, chính là lý do mà bạn có thể biến chiếc túi vải thành túi chuyện dụng để đi chợ. Sau khi chiếc túi bị bẩn, bạn chỉ cần bỏ vào máy giặt là sẽ có ngay chiếc túi sạch sẽ cho lần đi chợ tiếp theo. 

Túi cói- vật dụng quen thuộc của các bà, các mẹ ngày xưa cũng được xem là một giải pháp truyền thống thay thế cho túi nilon.

Túi cói, túi vải dùng để đi chợ thay túi nilon. Ảnh: Hương Giang
Túi cói, túi vải dùng để đi chợ thay túi nilon. Ảnh: Hương Giang

Sưu tầm túi giấy, hộp giấy để tái sử dụng

Hãy sưu tầm những chiếc túi giấy, hộp giấy... đựng quà tặng xinh xẻo của bạn và mọi người xung quanh. Hãy giữ sạch chúng nhất có thể và đừng vứt chúng đi khi chúng vẫn còn giá trị sử dụng.

Hãy gập gọn, cất chúng vào một ngăn tủ, chúng sẽ là "cứu cánh" cho bạn khi bạn cần đựng đồ hoặc gửi tặng đồ cho ai đó. Người thân, bạn bè của bạn sẽ thấy vui, thấy yên tâm nếu đồ của bạn gửi đến không đựng trong túi nilon. 

Mang theo vật dụng cá nhân như chai lọ, hộp thủy tinh, cặp lồng giữ nhiệt, cốc... của bạn

Những người bán hàng sẽ không cảm thấy khó chịu khi bạn từ chối cốc nhựa dùng một lần, hay hộp xốp khi bạn mua cơm, mua bún phở hay mua nước... bằng vật dụng cá nhân của mình đâu. Vì việc đó cũng là góp phần tiết kiệm cho cửa hàng.

Hãy từ bỏ ngay thói quen đựng cơm, bún, phở, thức ăn nóng bằng túi nilon, vì như thế là bạn đang "đầu độc" sức khỏe của bản thân và gia đình. 

Sử dụng các loại hộp đựng thức ăn, chai lọ, bình giữ nhiệt... thay hộp xốp, túi nilon. Để trữ đồ trong tủ lạnh cũng rất tiện lợi, sạch sẽ. Ảnh: Hương Giang
Sử dụng các loại hộp đựng thức ăn, chai lọ, bình giữ nhiệt... thay hộp xốp, túi nilon. Để trữ đồ trong tủ lạnh cũng rất tiện lợi, sạch sẽ. Ảnh: Hương Giang

Luôn "thủ" sẵn ống hút cỏ, ống hút gạo, ống hút giấy trong túi đồ cá nhân

Những lúc bạn muốn uống một quả dừa hay một ly nước trái cây mà cần đến ống hút, thì những chiếc ống hút tự nhiên từ cỏ, gạo hay ống hút giấy sẽ là giải pháp rất tiện lợi và sạch sẽ, an toàn cho bạn. 

Hiện nay ống hút cỏ không phải là từ khóa quá xa lạ với nhiều người, nhưng độ phổ biến của ống hút cỏ vẫn còn kém xa so với ống hút nhựa.

Bởi đối tượng khách hàng mục tiêu của ống hút cỏ chưa nhắm đến đa dạng khách hàng, mà chỉ đang nhắm tới những khách hàng mục tiêu là những nhà hàng, quán cà phê…

Tại các thành phố lớn ở Việt Nam và các nước trên thế giới, nhiều nơi cũng đã sử dụng ống hút cỏ thay thế ống hút nhựa, việc mua ống hút cỏ cũng không khó. Vậy tại sao bạn không tự trang bị cho mình một giải pháp tiện lợi mà vẫn an toàn cho sức khỏe?

Ống hút cỏ, ống hút gạo vừa đẹp, vừa tiện lợi sạch sẽ. Ảnh: Hương Giang
Ống hút cỏ, ống hút gạo vừa đẹp, vừa tiện lợi sạch sẽ. Ảnh: Hương Giang

Đừng ngần ngại chia sẻ quan điểm của bạn đối với người khác

Hãy lên tiếng và đừng ngại rủ rê, lôi kéo người khác từ bỏ túi nilon giống như bạn, nói cho họ biết lợi ích của việc từ bỏ túi nilon và những giải pháp thay thế từ kinh nghiệm bản thân của bạn, thậm chí là mạnh dạn tỏ thái độ không hài lòng nếu như họ phản đối bạn. Dần dà, mọi người sẽ hiểu rằng bạn đang làm một việc tốt.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Quy định quản lý rác thải nhựa khó áp dụng vì thiếu các hướng dẫn cụ thể

Thùy Linh |

Theo các chuyên gia, thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay trong quản lý rác thải nhựa là phải thu hẹp khoảng cách từ chính sách đến thực tế để xử lý chất thải nhựa và phát triển nền công nghiệp tái chế. Hiện đã có nhiều quy định, chính sách về vấn đề này nhưng thực tế chưa triển khai được.

Rác thải nhựa đang âm thầm tàn phá môi trường và sức khỏe

Thùy Linh |

Hiện nay, xử lý rác thải và rác thải nhựa y tế bằng cách đốt vẫn diễn ra phổ biến. Có đến 94% lượng rác thải ở các vùng ven sông và ven biển Việt Nam là rác thải nhựa, trong đó phần lớn là nhựa dùng một lần. Rác thải nhựa đang gây ra những nguy cơ lớn đối với môi trường và sức khỏe.

Rác thải nhựa dùng một lần tăng chóng mặt trên toàn cầu

Khánh Minh |

Rác thải nhựa sử dụng một lần đang tăng nhiều hơn bao giờ hết, chủ yếu được làm từ nhựa polymer có nguồn gốc từ nhiên liệu hoá thạch.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.