Nguồn nước chính đổi mùi do làm đê, đảo du lịch kêu cứu

Nguyễn Hùng |

Nước sinh hoạt của người dân xã đảo du lịch Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) hiện vẫn dựa chính vào 3 nguồn chính là mưa, hồ và giếng. Tuy nhiên, gần đây, tới 70% giếng nước của dân đổi mùi do tiến độ làm đê quá chậm, khiến nước không thể ra - vào được.

Nguồn nước chính bị ô nhiễm

Dự án nâng cấp đê Quan Lạn có tổng vốn đầu tư khoảng 330 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2018 nhưng đến nay vẫn còn ngổn ngang. Một phần rừng ngập mặn phía trong đê đã chết, phần nước bên trong đê đã chuyển sang màu đục, hôi thối bởi hệ thống cống trên tuyến đê dài 7,5km chưa thể thông, khiến nước không thể ra – vào.

Tuyến đê có hơn 10 cống nhưng chưa thể hoạt động, khiến nước trong đồng ô nhiễm nặng. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tuyến đê có hơn 10 cống nhưng chưa thể hoạt động, khiến nước trong đồng ô nhiễm nặng. Ảnh: Nguyễn Hùng

Theo những người dân Quan Lạn, chính điều đó đã khiến cơ bản giếng nước của người dân trên đảo đổi màu và mùi. “Du khách cũng thắc mắc như vậy và được giải thích thì thông cảm, bởi bao đời nay, Quan Lạn sống phụ thuộc nhiều vào nước giếng và nay nước trong đồng không thông với biển, ảnh hưởng tới chất lượng nước giếng” – ông Nguyễn Quang Mỹ, 80 tuổi, trú tại thôn Đông Nam, xã Quan Lạn, cho biết.

Anh Bùi Đông – chủ một khách sạn tại Quan Lạn – cho biết, để phục vụ du khách, 5/7 máy bơm của khách sạn phải hoạt động 24/24 hút nước từ các giếng của gia đình. “Để nước đảm bảo chất lượng, tôi cho hút nước từ giếng chuyển qua hệ thống 3 bình lọc, đưa về bể lắng, sau đó lại chuyển sang bể chứa rồi mới bơm lên téc trên sân thượng” – anh Đông chia sẻ.

Theo tìm hiểu, hiện, không phải khách sạn nào cũng thực hiện quy trình xử lý nước giếng tốn kém như khách sạn này.

Nguồn nước sinh hoạt chính trên đảo Quan Lạn vẫn chủ yếu dựa vào giếng. Ảnh: Nguyễn Hùng
Nguồn nước sinh hoạt chính trên đảo Quan Lạn vẫn chủ yếu dựa vào giếng. Ảnh: Nguyễn Hùng

Chị T – một người dân ở thôn Thái Hòa – cho biết, năm 2017, gia đình khoan một giếng mất 80 triệu, nhưng chỉ được một thời gian, nước chuyển sang hôi thối, nên mất thêm 50 triệu nữa để khoan một giếng ở trên cao thì chất lượng nước tạm ổn. “Không thể trông đợi vào nguồn nước mưa được, còn cứ đi mua nước do một số hộ lấy từ các đập về, với giá 60.000 đồng/m3 thì không chịu nổi chi phí” – chị T nói.

Chẳng lẽ đợi trời?

Theo một người chuyên cung cấp nước cho các hộ dân, mỗi ngày chỉ riêng vị này cấp hàng nghìn m3 nước lấy từ hồ Lòng Dinh cho người dân xã đảo. Hiện, cả đảo có khoảng 7 “nhà” cung cấp, nên giá nước đã giảm nhẹ, nhưng vẫn là gánh nặng đối với các hộ dân và không phải lúc nào cũng mua được. Khốn khổ nhất là 400 hộ thôn Tân Phong, lâu nay nước giếng chỉ dùng cho giặt giũ, giờ đành bỏ vì đục và hôi thối sau khi có đê. Vì thế, nước uống vẫn trông đợi vào mưa, còn nước sinh hoạt phải đi mua hoàn toàn.

Không phải hộ nào cũng có điều kiện đầu tư hệ thống lọc nước. Ảnh: Nguyễn Hùng
Không phải hộ nào cũng có điều kiện đầu tư hệ thống lọc nước. Ảnh: Nguyễn Hùng

Theo Phạm Phúc Quảng – Giám đốc Ban Quản lý các dự án công trình nông nghiệp – phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, chủ đầu tư dự án, dự án chậm tiến độ là do nguồn vốn từ Bộ chuyển về chậm, vì thế, chưa thể mở thông hệ thống cống, nhằm ngăn nước mặn tràn vào nội đồng. Tuy nhiên, người dân Quan Lạn cho rằng, cảnh đồng đã bị bỏ hoang từ lâu do đơn vị thi công đê làm ẩu, khiến nước biển từng tràn ngập đồng năm 2016.

Ông Lưu Minh Đức – Chủ tịch UBND xã Quan Lạn – thừa nhận, việc tiến độ dự án chậm đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân, nhất là nước sinh hoạt. Trong khi đó, dự án đưa nước sạch về từng hộ dân lẽ ra phải hoàn thành vào năm 2015 nhưng đến nay “nằm im, bất động”.

“Biết bao lời hứa tại các cuộc tiếp xúc cử tri rằng “sẽ có nước sạch trong năm nay”, nhưng dân vẫn đang đi mua từng thùng nước” – ông Nguyễn Quang Mỹ nói.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Hải Phòng: Dân lập chốt quây nhà máy gây ô nhiễm môi trường

Mai Chi |

Mấy ngày nay, hàng chục người dân thôn Kim Sơn, xã Lê Thiện, huyện An Dương, Hải Phòng đã tập trung tại cổng Nhà máy của Cty Cổ phần Thương binh Đoàn Kết (Km 78+600, quốc lộ 5, đoạn qua địa bàn xã Lê Thiện) để ngăn không cho xe chở nguyên vật liệu ra vào nhà máy vì gây ô nhiễm môi trường.

Biển Nam Trung bộ đối diện nạn cạn tài nguyên, ô nhiễm

THUỲ TRANG |

Chiều 20.6, Bộ Khoa học Công nghệ đã tổ chức hội thảo “Khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế biển vùng Nam Trung Bộ”. Các chuyên gia nhận định, nguồn tài nguyên biển tại khu vực Nam Trung bộ đang bị khai thác cạn kiệt mà không có kế hoạch phục hồi, tái tạo, vấn đề ô nhiễm cũng đe dọa đến du lịch biển.

Hơn trăm trường hợp xây dựng nhà trái phép, cơ quan chức năng bất lực

TRẦN NGỌC DUY |

Tình trạng vi phạm về quản lý đất đai, xây nhà không phép trên đảo Vĩnh Thực, cụ thể là xã Vĩnh Trung, trong những năm gần đây phức tạp với trên 120 trường hợp. Trong khi nhu cầu chính đáng của người dân được cất nhà trên những thửa đất của mình, thì chính quyền xã Vĩnh Trung và TP.Móng Cái khá lúng túng, dẫn đến tình trạng sai phạm ngày một gia tăng…

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

‘Sơ tán nhằm đảm bảo tính mạng nhân dân’

CÔNG SÁNG |

Chính quyền, cán bộ các địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã triển khai các phương án ứng phó, đặc biệt là công tác sơ tán, bảo vệ tính mạng của nhân dân.

Làm gì để đến năm 2030 Việt Nam tiêu thụ trên 1 triệu ôtô

Anh Tuấn |

Mức sở hữu xe bình quân đầu người năm 2023 là 63 xe/1.000 dân, Bộ Công Thương muốn năm 2030 có thể tiêu thụ được 1 - 1,1 triệu chiếc ôtô.

Hà Nội nắng gắt, dịch vụ kéo xe qua điểm ngập vẫn ăn nên làm ra

Tô Thế |

Một số điểm trên đường gom Đại lộ Thăng Long, hầm chui dân sinh vẫn ngập nước, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Việt Nam đã có vaccine sốt xuất huyết, tiêm đầu tiên tại Hệ thống tiêm chủng VNVC

THUẬN YẾN |

Ngày 20.9, gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc đã có đầy đủ vắc xin sốt xuất huyết và triển khai tiêm cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn.

Hải Phòng: Dân lập chốt quây nhà máy gây ô nhiễm môi trường

Mai Chi |

Mấy ngày nay, hàng chục người dân thôn Kim Sơn, xã Lê Thiện, huyện An Dương, Hải Phòng đã tập trung tại cổng Nhà máy của Cty Cổ phần Thương binh Đoàn Kết (Km 78+600, quốc lộ 5, đoạn qua địa bàn xã Lê Thiện) để ngăn không cho xe chở nguyên vật liệu ra vào nhà máy vì gây ô nhiễm môi trường.

Biển Nam Trung bộ đối diện nạn cạn tài nguyên, ô nhiễm

THUỲ TRANG |

Chiều 20.6, Bộ Khoa học Công nghệ đã tổ chức hội thảo “Khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế biển vùng Nam Trung Bộ”. Các chuyên gia nhận định, nguồn tài nguyên biển tại khu vực Nam Trung bộ đang bị khai thác cạn kiệt mà không có kế hoạch phục hồi, tái tạo, vấn đề ô nhiễm cũng đe dọa đến du lịch biển.

Hơn trăm trường hợp xây dựng nhà trái phép, cơ quan chức năng bất lực

TRẦN NGỌC DUY |

Tình trạng vi phạm về quản lý đất đai, xây nhà không phép trên đảo Vĩnh Thực, cụ thể là xã Vĩnh Trung, trong những năm gần đây phức tạp với trên 120 trường hợp. Trong khi nhu cầu chính đáng của người dân được cất nhà trên những thửa đất của mình, thì chính quyền xã Vĩnh Trung và TP.Móng Cái khá lúng túng, dẫn đến tình trạng sai phạm ngày một gia tăng…