Từ năm 2021, Hà Nội cấm dùng bếp than tổ ong

Nguyễn Hà |

Hà Nội xác định lộ trình từ nay đến năm 2021 sẽ tổ chức thông báo đến mọi tầng lớp dân cư, các tổ dân phố, thôn, xóm, bản làng về chủ trương của thành phố loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong, làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.

Mới đây, UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND, về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn thành phố.

Theo đó, tiếp tục thực hiện quyết liệt nghị quyết của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Theo đó, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong và bếp than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn.

Trong đó lộ trình thực hiện: Từ ngày ban hành Chỉ thị này đến ngày 31.12.2019, tổ chức thông báo đến mọi tầng lớp dân cư, các tổ dân phố, thôn, xóm, bản làng về chủ trương của thành phố loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong, làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.

Từ ngày ban hành Chỉ thị này đến ngày 31/12/2020, thực hiện các biện pháp hỗ trợ để thực hiện chuyển đổi từ sử dụng than và bếp than tổ ong trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ sang các loại bếp khác an toàn, thân thiện với môi trường và sức khỏe cộng đồng; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý và kiểm soát, chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố.

Từ ngày 1.1.2021, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã áp dụng Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18.11.2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường dó sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu.

Tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh, môi trường, các quy định về quản lý quy hoạch, quản lý đất đất và các yêu cầu về quản lý kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh than tổ ong trên địa bàn thành phố.

Xây dựng kế hoạch thực hiện, trong đó xác định cụ thể lộ trình, giải pháp quản lý, quy định về chế tài xử lý, chính sách hỗ trợ (đối với hộ nghèo) để đảm bảo đến ngày 31.12.2020, trên địa bàn thành phố không còn sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu phục vụ sinh hoạt.

Theo ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, với số lượng than 528 tấn/ngày, phát thải ra môi trường 1870 tấn khí CO2, đấy là số liệu minh chứng, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ

Nhóm PV |

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thậm chí gây bệnh, bệnh nặng và mãn tính như bệnh phổi, hô hấp như hen suyễn, dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi. Tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức báo động, đặc biệt là các thành phố lớn trong đó có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Báo Lao Động phối hợp với Bộ Y tế tổ chức toạ đàm truyền hình với chủ đề "VẤN NẠN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VỚI SỨC KHỎE”. Buổi toạ đàm truyền hình nhận được những ý kiến đóng góp thẳng thắn và giải pháp của các chuyên gia.

Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục

C.Nguyên - Đ.Chung |

Cử tri, nhân dân phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục. Mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh gây nguy hại đến sức khỏe nhân dân.

Ô nhiễm không khí: Thủ phạm tăng nguy cơ sảy thai chết lưu

Song Minh |

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ sảy thai chết lưu mà thai phụ không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào.

Xe tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe tải đang lưu thông thì bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Thể Công Tân Cảng bảo vệ thành công chức vô địch giải bóng chuyền U23 Quốc gia 2024

Nhóm PV |

U23 Thể Công Tân Cảng thắng U23 Ninh Bình 3-1 tại chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia vào tối 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ

Nhóm PV |

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thậm chí gây bệnh, bệnh nặng và mãn tính như bệnh phổi, hô hấp như hen suyễn, dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi. Tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức báo động, đặc biệt là các thành phố lớn trong đó có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Báo Lao Động phối hợp với Bộ Y tế tổ chức toạ đàm truyền hình với chủ đề "VẤN NẠN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VỚI SỨC KHỎE”. Buổi toạ đàm truyền hình nhận được những ý kiến đóng góp thẳng thắn và giải pháp của các chuyên gia.

Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục

C.Nguyên - Đ.Chung |

Cử tri, nhân dân phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục. Mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh gây nguy hại đến sức khỏe nhân dân.

Ô nhiễm không khí: Thủ phạm tăng nguy cơ sảy thai chết lưu

Song Minh |

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ sảy thai chết lưu mà thai phụ không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào.