Vợ chết sau sinh con, chế độ thai sản giải quyết thế nào?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động nhận được nhiều câu hỏi liên quan đế chế độ thai sản và việc tạm đình chỉ công việc đối với người lao động. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Sinh con năm 2015, chồng không được hưởng 2 tháng trợ cấp thai sản

Bạn đọc số 01213530XXX, gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961.360.559, hỏi: Chồng tôi đi làm có tham gia BHXH. Tôi không đi làm, không tham gia BHXH và sinh con năm 2015. Chồng tôi có được hưởng 2 tháng trợ cấp thai sản không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 38 Luật BHXH 2014 quy định: Lao động nữ sinh con hoặc NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng NLĐ nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Tuy nhiên, Luật BHXH 2014 chỉ có hiệu lực từ 1.1.2016, và do bạn sinh con năm 2015, nên chồng bạn sẽ không được hưởng chế độ này.

Bị tạm đình chỉ 1 năm có đúng?

Bạn đọc ở số 0854318XXX, gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961.360.559, hỏi: Tôi ký HĐLĐ dạy ở một trường đại học ở TPHCM. Nhà trường tạm đình chỉ không cho tôi giảng dạy 1 năm. Trường làm vậy có đúng không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 129 BLLĐ 2012 quy định về tạm đình chỉ công việc như sau 1. NSDLĐ có quyền tạm đình chỉ công việc của NLĐ khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để NLĐ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của NLĐ chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. 2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, NLĐ được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc. 3. Trường hợp NLĐ bị xử lý kỷ luật lao động, NLĐ cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. 4. Trường hợp NLĐ không bị xử lý kỷ luật lao động thì được NSDLĐ trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Như vậy, việc nhà trường tạm đình chỉ công việc của bạn tới 1 năm là trái quy định. Bạn có thể khiếu nại đến Phòng LĐTB&XH quận nơi nhà trường đóng trụ sở đề nhờ giải quyết hoặc khởi kiện nhà trường ra tòa án.

Thay việc, đổi tiền lương đóng BHXH

Bạn đọc số 0753860XXX, gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961.360.559, hỏi: Cty tôi có lao động nữ đang làm công việc nặng nhọc chuẩn bị hết thời gian nghỉ thai sản và muốn xin làm tạp vụ khi đi làm trở lại. Việc tham gia BHXH cho người này thay đổi như thế nào?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 35 BLLĐ 2012 quy định: 1. Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung. 2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới. 3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ thì tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết. Khoản 2, Điều 89 Luật BHXH 2014 quy định: Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Điều 90 BLLĐ 2012 quy định: Tiền lương là khoản tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

Do đó, nếu lao động nữ muốn chuyển đổi công việc và công ty của bạn đồng ý, thì hai bên phải làm phụ lục HĐLĐ hay giao kết HĐLĐ mới với tiền lương tương ứng với công việc tạp vụ. Trên cơ sở đó sẽ tham gia BHXH cho lao động nữ đó với mức lương mới.

Mẹ chết, cha hưởng chế độ thai sản

Bạn đọc số 0983683XXX, gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961.360.559, hỏi: Công ty tôi có nữ lao động sinh con xong hiện sức khỏe của người này rất yếu. Trường hợp nếu lao động này bị chết thì chế độ thai sản (CĐTS) được giải quyết thế nào?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Khoản 2, điều 10, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng CĐTS quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 34 của Luật BHXH và được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng CĐTS đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng CĐTS được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng CĐTS của người mẹ.

b) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng CĐTS đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng CĐTS được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng CĐTS của người cha.

c) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3, điều 31 của Luật BHXH mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng CĐTS cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Mức hưởng CĐTS được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH của người mẹ.

d) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH nhưng người mẹ không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3, điều 31 của Luật BHXH mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng CĐTS cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Mức hưởng CĐTS được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng CĐTS của người cha.

đ) Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại điểm b và điểm d khoản này mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng CĐTS. Mức hưởng CĐTS được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng CĐTS của người mẹ.

e) Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng CĐTS cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Mức hưởng CĐTS được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng CĐTS của người cha.

g) Đối với trường hợp quy định tại các điểm b, d và e khoản này mà người cha đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng CĐTS được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Do đó, việc hưởng CĐTS thế nào trong trường hợp lao động nữ của công ty bạn chết sau sinh còn phụ thuộc vào việc chồng của người đó có tham gia BHXH hay không.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Đóng đủ BHXH được hưởng bao nhiêu lần chế độ thai sản?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi liên quan đến chế độ thai sản, quyền của Cty cho NLĐ nghỉ việc khi tái cơ cấu và trợ cấp xã hội. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Bứt phá mạnh mẽ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Đà tăng của vàng gần như không có vật cản. Giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng cao nhất mọi thời đại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Xử lý vi phạm tại bến đò Cồn Nhì sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý loạt vi phạm tại bến khách ngang sông Cồn Nhì.

2 phút cướp ôtô rồi gây ra 6 vụ tai nạn khiến 7 người thương vong ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Cần Thơ - Sự việc xảy ra quá nhanh, quá trình cướp xe của đối tượng dương tính với ma túy chỉ diễn ra trong vòng 2 phút.

Tiền phạt quá tiền công, tài xế nói "quyết không chở nữa"

Tô Thế |

Nhận chuyển hàng cồng kềnh với hơn 100 nghìn đồng tiền cước. Tuy nhiên, nhiều tài xế bị CSGT Hà Nội phát hiện xử lý, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công.

Đóng đủ BHXH được hưởng bao nhiêu lần chế độ thai sản?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi liên quan đến chế độ thai sản, quyền của Cty cho NLĐ nghỉ việc khi tái cơ cấu và trợ cấp xã hội. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.